Tầm quan trọng của bữa sáng và những điều bạn chưa biết

NÊN HỎI BÁC SĨ NHỮNG GÌ KHI ĐƯA NGƯỜI LỚN TUỔI ĐI KHÁM BỆNH? THAM KHẢO NHỮNG GỢI Ý SAU!

Nên Hỏi Bác Sĩ Những Gì Khi Đưa Người Lớn Tuổi Đi Khám Bệnh? Tham Khảo Những Gợi Ý Sau!
Nên Hỏi Bác Sĩ Những Gì Khi Đưa Người Lớn Tuổi Đi Khám Bệnh? Tham Khảo Những Gợi Ý Sau!
Nên Hỏi Bác Sĩ Những Gì Khi Đưa Người Lớn Tuổi Đi Khám Bệnh? Tham Khảo Những Gợi Ý Sau!

Khi đưa cha mẹ đi khám bệnh, việc trao đổi cụ thể với bác sĩ có thể giúp bạn hiểu hơn về tình trạng bệnh và nguyên nhân gây bệnh, từ đó tìm ra giải pháp giúp cải thiện sức khỏe tốt hơn. Cùng Ensure Gold bỏ túi một số câu hỏi hữu ích giúp bạn khai thác đầy đủ các thông tin cần thiết khi trò chuyện với bác sĩ về sức khỏe người lớn tuổi.

1. Thói quen chủ động hỏi thăm khi gặp bác sĩ mang lại những lợi ích gì?1

a) Hiểu hơn về nguyên nhân gây bệnh

Chắc chắn bác sĩ sẽ thông báo đến người nhà bệnh nhân về những bệnh mà người thân họ mắc phải cùng với cách điều trị. Với những căn bệnh bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt không tốt, nắm rõ nguyên nhân gây bệnh có thể giúp người bệnh thay đổi thói quen, sống lành mạnh, từ đó nâng cao hiệu quả điều trị. Vì vậy đừng ngần ngại hỏi thăm bác sĩ về nguyên nhân gây bệnh để chăm sóc tốt hơn cho người lớn tuổi nhé!

b) Biết thêm cách phòng ngừa biến chứng

Bất kỳ một loại bệnh nào cùng cần được điều trị kịp thời và đúng cách để tránh bệnh trở nặng hoặc xuất hiện những biến chứng về sau, đặc biệt đối với người lớn tuổi - những người có nguy cơ suy dinh dưỡng, gặp phải tình trạng mất cơ do lão hoá, sức đề kháng kém và dễ bị tổn thương do bệnh tật. Hãy hỏi bác sĩ về những rủi ro, biến chứng có thể xảy ra để lường trước và phòng ngừa được những tình huống xấu. Đồng thời, luôn bên cạnh để trấn an tinh thần và động viên người lớn tuổi điều trị bệnh.

c) Biết dùng thuốc đúng cách

Uống thuốc đúng cách rất quan trọng đối với việc điều trị. Bạn hãy chắc chắn mình đã nắm rõ cách dùng và liều lượng thuốc cần thiết để giúp người thân sử dụng đúng cách khi về nhà nếu như cha mẹ/ông bà có lỡ quên mất. Để chắc chắn hơn, bạn có thể yêu cầu bác sĩ ghi rõ trong toa thuốc.

Bên cạnh đó, nếu người lớn tuổi có dùng thêm các loại thuốc điều trị khác, bạn hãy trao đổi với bác sĩ, để hiểu việc sử dụng các thuốc này cùng lúc có ảnh hưởng ra sao, và tác dụng phụ của thuốc để lường trước những tác động có thể gây ra cho người lớn tuổi2. Đồng thời, bạn cũng nên hỏi thêm về các tác dụng phụ của thuốc để lường trước được những triệu chứng có thể xảy ra đối với người lớn tuổi.

d) Biết kết hợp dinh dưỡng và vận động hiệu quả

Người lớn tuổi thường ăn uống kém, dễ dẫn đến suy dinh dưỡng, làm tăng gấp 4 lần nguy cơ mất cơ3,4. Ngoài ra, với trường hợp nhập viện dẫn đến ít vận động lâu ngày, khối cơ cũng sẽ dần bị suy giảm và mất 10% khối cơ có thể dẫn đến việc suy giảm sức đề kháng5. Do đó việc kết hợp dinh dưỡng đầy đủ và cân đối cùng với vận động thường xuyên rất quan trọng đối với việc cải thiện và phục hồi sức khỏe ở người lớn tuổi.

Bạn nên tìm hiểu kỹ lưỡng về chế độ dinh dưỡng kết hợp với vận động phù hợp nhất với người thân của bạn. Đồng thời, bạn nên tìm hiểu thêm các thực phẩm và sản phẩm bổ sung dinh dưỡng đường uống có chứa các dưỡng chất tăng cường và bảo vệ sức khoẻ khối cơ cho người lớn tuổi như HMB, đạm chất lượng cao.

2. Cách đặt câu hỏi phù hợp và hiệu quả cho bác sĩ

Tùy vào từng tình huống hay mục đích bạn đưa người lớn tuổi đi khám mà cách đặt câu hỏi cũng sẽ khác nhau, tuy vậy, bạn hãy luôn mạnh dạn trao đổi với thái độ lịch sự, tôn trọng và xin lời khuyên từ bác sĩ. Dưới đây là một số điều bạn có thể lựa chọn để hỏi khi trò chuyện với bác sĩ:

a) Câu hỏi tại buổi khám sức khỏe tổng quát5

- Tình trạng bệnh hiện tại của bố mẹ/ông bà tôi như thế nào? Có cải thiện hơn so với kết quả lần trước không bác sĩ?

- Nguyên nhân gây bệnh từ đâu vậy thưa bác sĩ?

- Điều trị bệnh này như thế nào? Có thể trị dứt điểm được không?

- Bệnh này có thể điều trị ở bệnh viện tuyến nào? Huyện, tỉnh hay trung ương?

- Cần kiêng cữ gì trong quá trình điều trị không thưa bác sĩ?

- Cần ăn uống và sinh hoạt như thế nào ạ?

- Nếu điều trị dứt điểm xong, làm sao để phòng ngừa bệnh tái phát?

- Các chỉ số xét nghiệm có khả quan không bác sĩ?

- Có cần phải làm thêm những xét nghiệm khác cho bảo đảm không?

- Khoảng bao lâu sẽ tái khám lại thưa bác sĩ?

- Bác sĩ có gợi ý vận động gì để cải thiện sức khỏe cho bố mẹ/ông bà không?

- Thuốc này dùng như thế nào? Một ngày uống bao nhiêu liều? Và duy trì uống trong vòng bao lâu?

- Thuốc này có tác dụng phụ không ạ? Nếu kết hợp với các loại thuốc điều trị khác (nếu có) bố mẹ/ông bà đang dùng thì có sao không?

- Có thể tìm thấy thuốc này ở các quầy thuốc tư nhân bên ngoài không ạ? Nếu không có thì sẽ mua ở đâu thưa bác sĩ?

- Có nên kết hợp với thực phẩm bổ sung dinh dưỡng đường uống khác để bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho bố mẹ/ ông bà không? Nên kết hợp như nào là hợp lý?

- Khi nhập viện, hệ miễn dịch của bố mẹ/ ông bà sẽ bị ảnh hưởng đến mức nào? Có nghiêm trọng không? Nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch của bố mẹ/ ông bà trong thời gian họ nhập viện.

- Khi dùng thuốc và nhập viện, bố mẹ/ ông bà có bị giảm khẩu vị và kén ăn không? Làm thế nào để hạn chế nguy cơ bị suy dinh dưỡng ở người lớn tuổi?

- Nếu nhập viện, khả năng vận động của bố mẹ/ ông bà có bị giảm sút không và hậu quả của điều này là gì? Nếu có, điều đó ảnh hưởng đến cơ thể của họ nghiêm trọng như thế nào? Có cách nào để phòng tránh những ảnh hưởng đó không?

- Mức độ vận động như thế nào là phù hợp để cải thiện sức khỏe của bố mẹ/ ông bà?

b) Câu hỏi trước khi xuất viện

- Làm sao để giúp bố mẹ/ông bà ăn uống ngon miệng hơn khi về nhà thưa bác sĩ?

- Chế độ dinh dưỡng như thế nào để giúp bố mẹ/ông bà phục hồi nhanh?

- Có thể cho ông bà/bố mẹ sử dụng thêm các sản phẩm dinh dưỡng đường uống trong quá trình hồi phục sức khỏe được không thưa bác sĩ?

- Nếu người bệnh nuôi qua ống thông: Có được phép sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng đường uống để thay thế hoàn toàn bữa ăn cho người bệnh.

- Bố mẹ/ông bà có được vận động nhẹ không ạ? Nếu không thì khoảng bao lâu thì được phép sinh hoạt bình thường?

- Thuốc này dùng như thế nào? Một ngày uống bao nhiêu liều? Và duy trì uống trong vòng bao lâu?

- Thuốc này có tác dụng phụ không ạ? Nếu kết hợp với các loại thuốc điều trị khác (nếu có) bố mẹ/ông bà đang dùng thì có sao không?

- Có thể tìm thấy thuốc này ở các quầy thuốc tư nhân bên ngoài không ạ? Nếu không có thì sẽ mua ở đâu thưa bác sĩ?

c) Câu hỏi dựa trên một số triệu chứng bệnh

- Tôi thấy sức khỏe bố mẹ/ông bà mình yếu đi? Bác sĩ có lời khuyên gì không?

- Bố mẹ/ông bà dạo này bị sụt cân, ăn không ngon, phải làm sao để cải thiện thưa bác sĩ?

- Chỉ số đường huyết hoặc huyết áp có ổn định không ạ thưa bác sĩ? (Nếu bố mẹ/ông bà của bạn bị tiểu đường hoặc cao huyết áp)

- Dạo này bố mẹ/ông bà ngủ không ngon giấc, bây giờ phải làm sao thưa bác sĩ?

- Tôi thấy bố mẹ/ ông bà bị run tay và lực tay khi cầm nắm cũng yếu hơn, làm thế nào để cải thiện?

- Tình trạng bố mẹ/ ông bà mệt mỏi, bệnh vặt xảy ra ngày càng thường xuyên, đây là dấu hiệu của bệnh gì, và làm cách nào để cải thiện?

Tài liệu tham khảo: 
1. Hellobacsi Website. (February 02, 2021). Mách bạn cách đặt câu hỏi thông minh cho bác sĩ. https://hellobacsi.com/suc-khoe/hoi-de-khoe-hon/hoi-bac-si/
2. National Institute on Aging Website. (February 03, 2020). What Should I Ask My Doctor During a Checkup? https://www.nia.nih.gov/health/what-should-i-ask-my-doctor-during-checkup#:~:text=Asking%20questions%20is%20key%20to,don%27t%20want%20more%20information
3. Chew STH, et al. Clin Nutr. 2020; S0261-5614(20)30543-4.
4. Tey SL, et al. PLoS ONE. 2019;14(10): e0223222.
5. Argiles HM, et al. JAMDA. 2016;17:789-796
6. Sức Khỏe Đời Sống Website. (October 07, 2015). 9 điều nên hỏi khi đi khám bệnh. https://suckhoedoisong.vn/9-dieu-nen-hoi-khi-di-kham-benh-169105978.htm

ENS-C-160-23

Bài viết liên quan

Sản phẩm khuyên dùng