Similac 4
- Title
- Similac 4
- Short Description
-
Trẻ 2-6 tuổi
Lựa chọn cho trẻ khỏe mạnh
- Detail Page Path
Bs CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp - Phó Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam
Tháng 11, 2021
Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ còn rất non nớt trong những tháng năm đầu đời. Các tế bào niêm mạc đường tiêu hóa, đường hô hấp đều chưa trưởng thành; các tế bào bạch cầu hoạt động chưa thật sự hiệu quả; kháng thể của trẻ hầu như chưa được sản xuất mà đều do mẹ truyền qua cho con trong thời kỳ bào thai, vì vậy trẻ rất dễ mắc bệnh.
Những thời điểm chuyển mùa, nóng lạnh thất thường… trẻ càng dễ mắc các bệnh nhiễm trùng về hô hấp và tiêu hóa. Tuy nhiên, mách nhỏ cùng mẹ là dinh dưỡng đúng cách có thể giúp mẹ tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Nếu chọn lựa các dưỡng chất phù hợp, hỗ trợ cho hệ tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, mẹ có thể bảo vệ trẻ khỏi nhiều bệnh tật lúc giao mùa.
Đây là những “thực phẩm vàng” giúp tăng cường sức đề kháng của bé mà mẹ nào cũng cần biết:
Nhiều nghiên cứu khác nhau trên thế giới đã chứng minh: sữa mẹ có thể ngăn ngừa dị ứng và bệnh tật, bảo vệ trẻ khỏi vi khuẩn, virus gây hại, hỗ trợ hệ thống miễn dịch chưa phát triển của trẻ sơ sinh… Những dưỡng chất trong sữa mẹ có thể bảo vệ chống lại sự nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh, chẳng hạn như Rotavirus và liên cầu khuẩn nhóm B.
Hãy cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và kéo dài thời gian bú mẹ đến 24 tháng nếu có thể, vì sữa mẹ có rất nhiều dưỡng chất hữu ích với hệ miễn dịch, giúp tăng sức đề kháng cho trẻ.
Với trẻ đã sang tuổi ăn dặm, mẹ đừng quên bổ sung vào thực đơn các loại trái cây và rau củ. Đây là nhóm thực phẩm giàu khoáng chất và vitamin thiết yếu, có lợi cho hệ tiêu hóa và sức đề kháng của trẻ.
Chất xơ có trong rau củ, trái cây không chỉ giúp ngăn ngừa táo bón mà còn hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Bên cạnh đó, các loại rau củ quả chứa vitamin A, C sẽ giúp tăng sức đề kháng cho trẻ như bí đỏ, cà rốt, bông cải xanh, khoai lang, cam…
Mẹ lưu ý vitamin rất dễ hao hụt trong quá trình chế biến và bảo quản nên chế biến đến đâu mẹ cho trẻ dùng hết đến đấy. Ví dụ vắt cam ra là cho trẻ uống ngay, tránh bảo quản lâu trong tủ lạnh sẽ không còn nhiều tác dụng.
Sữa chua chứa men vi sinh giúp cân bằng hệ tiêu hóa vốn còn non nớt của trẻ. Các lợi khuẩn có trong sữa chua cũng đồng thời hỗ trợ hệ miễn dịch, vì hơn 70% hệ miễn dịch trong cơ thể nằm ở đường tiêu hóa. Vì vậy, đây là một trong những giải pháp đơn giản và hiệu quả giúp tăng cường đề kháng, bảo vệ trẻ trước sự tấn công của virus cúm, đặc biệt ở thời điểm giao mùa.
Các loại đậu thuộc nhóm thực phẩm giàu khoáng chất như kẽm, sắt,... giữ vai trò quan trọng đối với cơ thể của trẻ nhỏ. Kẽm cũng như sắt giúp tăng cường sức đề kháng ở trẻ, giảm nguy cơ nhiễm trùng hay nhiễm bệnh như cảm lạnh. Ngũ cốc nguyên cám lại chứa nhiều axit béo Omega – 3 có lợi cho sự phát triển trí não ở trẻ, đồng thời dưỡng chất này còn hỗ trợ tế bào bạch cầu hoạt động hiệu quả hơn.
Hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh:
Dùng thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt một số vi khuẩn đường ruột quan trọng đối với khả năng miễn dịch. Do đó, mẹ cần hết sức thận trọng khi sử dụng kháng sinh cho trẻ, chỉ dùng theo chỉ định bác sĩ trong trường hợp thật cần thiết và nên bổ sung dinh dưỡng phù hợp để cân bằng lại hệ vi khuẩn đường ruột sau đó.
Chế độ ăn uống:
Khi bé bắt đầu ăn dặm, nên bổ sung dần các loại rau củ quả chứa nhiều vitamin A và C, cho trẻ ăn đa dạng và cân đối các thành phần đạm, đường, béo, các chất vi lượng, vitamin…
Trẻ 2-6 tuổi
Lựa chọn cho trẻ khỏe mạnh
Trẻ 2-6 tuổi
Lựa chọn cho trẻ có nguy cơ đề kháng kém như trẻ sinh mổ, trẻ hay bệnh
Cho mẹ mang thai và cho con bú
Bạn đang rời khỏi trang web của Abbott Việt Nam và truy cập vào một trang web Abbott của một quốc gia khác. Nội dung của trang web mà bạn tiếp tục truy cập không chịu sự quản lý của Abbott Việt Nam. Vui lòng lưu ý chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung, sản phẩm, dịch vụ, quyền riêng tư và chính sách bảo mật thông tin tại trang này. Vui lòng xác nhận bạn có muốn tiếp tục không?