TRẺ Ở GIAI ĐOẠN 7 THÁNG TUỔI - MỘT CÁNH CỬA MỚI ĐANG CHÀO ĐÓN MẸ VÀ TRẺ!

TRẺ Ở GIAI ĐOẠN 7 THÁNG TUỔI - MỘT CÁNH CỬA MỚI ĐANG CHÀO ĐÓN MẸ VÀ TRẺ!
TRẺ Ở GIAI ĐOẠN 7 THÁNG TUỔI - MỘT CÁNH CỬA MỚI ĐANG CHÀO ĐÓN MẸ VÀ TRẺ!
TRẺ Ở GIAI ĐOẠN 7 THÁNG TUỔI - MỘT CÁNH CỬA MỚI ĐANG CHÀO ĐÓN MẸ VÀ TRẺ!


Chăm sóc trẻ ở độ tuổi ăn dặm
Tháng 11, 2021

Thế giới của trẻ ở giai đoạn 7 tháng tuổi là một thế giới mà ở đó khả năng vận động và tính độc lập ngày càng được nâng cao. Khi đã có thể tự mình khám phá môi trường xung quanh, trẻ ngày càng nhận được nhiều niềm vui. Bên cạnh đó, sự tự tin là yếu tố mà trẻ có được khi nở một nụ cười thật tươi và chuẩn bị cho sự ‘ra mắt’ của những chiếc răng hoàn toàn mới!

Về lịch trình ăn: Khi được 7 tháng tuổi, trẻ sẽ có thể uống tối thiểu 600 – 800 mL sữa mẹ (1), 3 - 4 lần/ ngày.

Trẻ ngủ nhiều hơn, và cha mẹ cũng dần duy trì lại giấc ngủ: Trẻ ở 7 tháng tuổi sẽ có thể ngủ khoảng 11 tiếng mỗi đêm. Ở giai đoạn này, cha mẹ cũng có thể duy trì chế độ ngủ tương tự như trẻ.

Hãy cho trẻ những chiếc vòng mọc răng

Những chiếc răng đầu tiên sớm hay muộn rồi cũng sẽ mọc ra. Thời điểm này, răng bắt đầu nhú ra khỏi lợi và đôi lúc có thể làm tổn thương nướu răng của trẻ. Dưới đây là một số dấu hiệu cần lưu ý và cách mà cha mẹ có thể giúp đối phó với cơn đau khi mọc răng

Những dấu hiệu mọc răng:

● Trẻ thường chảy nước dãi nhiều hơn và hay tự cắn vào bàn tay, ngón tay của mình hoặc của cha mẹ.

● Triệu chứng phát ban xuất hiện quanh miệng, má, cằm,…

● Sự khó chịu khi nướu bị viêm có thể khiến trẻ cáu kỉnh và thức đêm

Giảm đau khi trẻ mọc răng

● Cho trẻ một chiếc vòng nhai đã được làm lạnh hoặc những đồ chơi dùng khi mọc răng khác.

● Cho trẻ một chiếc khăn mềm đã được làm ướt và làm lạnh để nhai

● Lau miệng thường xuyên hơn để giữ vệ sinh. Nếu trẻ chảy nhiều nước dãi, cha mẹ có thể đeo yếm.

Dinh dưỡng dành cho trẻ - Tất cả đều là về các sự lựa chọn!

Thành thật mà nói, trẻ sơ sinh cũng cảm thấy nhàm chán với những bữa ăn lặp đi lặp lại giống nhau. Khi được 7 tháng tuổi, trẻ đã sẵn sàng cho việc thử các loại thức ăn mới. Thế nên, nếu như trước đó cha mẹ chưa từng thử cho trẻ tập ăn dặm thì đây sẽ là thời điểm áp hoàn toàn hợp lý mà cha mẹ đừng nên bỏ lỡ. Sau tất cả, thứ mà trẻ cần đó chính được luyện tập với những chiếc răng mới nhú của mình

Dưới đây là một số thực phẩm đa dạng được cân nhắc dành cho trẻ bên cạnh sữa mẹ hoặc sữa:

● Ngũ cốc bổ sung sắt cho trẻ (gạo, lúa mạch, yến mạch)

● Thịt xay nhuyễn (thịt bò, lợn và gà được nấu chín)

● Trái cây xay nhuyễn hoặc ép (chuối, lê, táo, đào)

● Các loại rau củ được xay nhuyễn (cà rốt, bí, khoai lang được nấu chín và kỹ)

● Đậu phụ xay nhuyễn

● Các loại đậu xay nhuyễn (đậu đen, đậu gà, đậu edamame, đậu fava, đậu mắt đen, đậu lăng, đậu tây)

Hãy nhớ cho trẻ thử những món ăn mới dần dần và mỗi lúc một loại để có thể dễ dàng phát hiện các triệu chứng dị ứng thức ăn có thể xảy ra. Nếu trẻ gặp phản ứng nghiêm trọng với một loại thức ăn cụ thể, hãy liên hệ ngay với bác sĩ nhi khoa

Sự phát triển toàn diện - Mỗi đứa trẻ lớn lên và học hỏi ở một tốc độ khác nhau, tuy nhiên, vào giai đoạn 7 tháng tuổi, trẻ có thể đưa ra những tín hiệu khi điều gì đó xảy ra:

● Nâng người trên 2 tay và 2 chân và đung đưa qua lại (có thể tiếp theo sẽ bò)

● Bản thân trẻ có thể tự bốc thức ăn mềm (dưới sự quan sát của cha mẹ và lượng thực phẩm dồi dào)

● Di chuyển và trườn nhanh chóng bằng bụng của mình

● Tìm kiếm đồ vật đã bị đánh rơi (mẹ có thể nhặt và đưa lại để trẻ tiếp tục ném rơi)

Ngôn ngữ, khả năng nhận thức và kỹ năng xã hội của trẻ cũng sẽ được phát triển một cách nhanh chóng! Hãy khuyến khích sự phát triển bằng những hoạt động đơn giản mà mẹ và trẻ có thể cùng làm với nhau như:

● Trò chuyện với trẻ mỗi khi ở bên cạnh trẻ

● Cho trẻ tiếp xúc với nhiều loại âm thanh khác nhau và giúp xác định nơi phát ra âm thanh

● Bắt chước âm thanh mà trẻ thường hay tạo ra và khuyến khích bắt chước lại theo những âm thanh mà mẹ tạo ra.

● Tạo một không gian yên tĩnh khi không có âm thanh của TV hoặc radio để trẻ có thể phát huy sự tập trung và lắng nghe cha mẹ nói chuyện.

● Tạo một album ảnh với khuôn mặt và sự vật quen thuộc, chỉ và gọi tên các hình ảnh đó để giúp trẻ học thêm từ ngữ mới.

Giấc ngủ của trẻ ở giai đoạn 7 tháng tuổi

Nếu xuất hiện các biểu hiện lo lắng về sự xa cách với cha mẹ 1 tháng trước đó, điều này có thể khiến trẻ bị thức giấc ban đêm. Trẻ có thể thức muộn hoặc thường xuyên hơn để rèn luyện khả năng bò và ngồi của mình. Nếu trường hợp này xảy ra, có lẽ việc đi ngủ sớm có thể là giải pháp hữu ích.

Hãy cân nhắc các biện pháp bảo vệ trẻ!

Với sự khéo léo, khả năng di chuyển và sự tò mò ngày càng cao,trẻ sẽ sớm tiếp cận và nắm bắt mọi thứ. Bảo vệ trẻ (cũng như những đồ vật trong nhà cha mẹ) đòi hỏi rất nhiều sự cẩn trọng. Hãy cân nhắc thực hiện một nghiên cứu nhỏ và lập ra các kế hoạch, chiến lược cũng như kỹ thuật giữ trẻ một cách chắc chắn để có thể tạo được cảm giác an tâm cho cha mẹ trong ngôi nhà đang sinh sống.

Sự phát triển của trẻ trong tháng tới: trẻ đã trong tâm thế sẵn sàng để di chuyển

Từ 8 đến 12 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu tăng tốc độ nói chuyện, đi lại, tìm hiểu mọi thứ xung quanh và ăn thêm nhiều thức ăn mới.

SIM-C-229-21

-------

Nguồn:
https://www.similac.com/baby-feeding/milestones-development/7-month-old.html
(1) https://vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/tre-7-thang-tuoi-che-do-dinh-duong-va-cham-soc-rang-mieng/

Gợi ý sản phẩm

Bài viết liên quan