Những điều cần biết về đái tháo đường tuýp 2

Những điều cần biết về đái tháo đường tuýp 2

Banner
Banner
Banner

Đái tháo đường tuýp 2 chiếm 90 - 95% các trường hợp đái tháo đường và có thể gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Đáng chú ý là nếu trước đây đái tháo đường tuýp 2 chỉ phổ biến ở người lớn tuổi thì hiện tình trạng này đang có xu hướng trẻ hóa [5].

Đái tháo đường tuýp 2 là gì? Những dấu hiệu cần lưu ý

Đái tháo đường tuýp 2 là một dạng rối loạn chuyển hóa di truyền, đặc trưng bởi tình trạng đường huyết tăng cao kéo dài, thường gặp ở người lớn tuổi và đang ngày càng trẻ hóa [1].

Đái tháo đường tuýp 2 thường không biểu hiện thành triệu chứng rõ rệt. Tuy nhiên, một số người có thể nhận thấy các dấu hiệu [2], [3] như:

● Đi tiểu nhiều, đặc biệt là vào ban đêm

● Khát nhiều

● Đói nhiều

● Mệt mỏi

● Sụt cân không rõ nguyên nhân

● Ngứa ở vùng dương vật hoặc âm đạo

● Vết thương chậm lành

● Nhìn mờ

● Tê hoặc ngứa ran ở bàn tay, bàn chân

● Da ở vùng cổ hoặc nách sẫm màu

Các biến chứng thường gặp của đái tháo đường tuýp 2

Biến chứng mãn tính

Dưới đây là một số biến chứng mãn tính [3], [4]:

Biến chứng tim mạch: Đái tháo đường tuýp 2 làm tăng nguy cơ mắc cao huyết áp, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Biến chứng thận: Đái tháo đường có thể gây tổn thương mạch máu ở thận, gây ra tiểu đạm, lâu ngày thận sẽ hoạt động kém hiệu quả hoặc suy thận.

Biến chứng thần kinh: Lượng đường trong máu cao kéo dài sẽ làm tổn thương các dây thần kinh, dẫn đến ngứa ran, tê, đau hoặc mất cảm giác, đầu tiên ở chi dưới, sau đó là chi trên.

Biến chứng về thị giác: Đái tháo đường tuýp 2 làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề như đục thủy tinh thể hoặc cườm nước. Ngoài ra, còn có thể làm hỏng các mạch máu ở võng mạc, nếu không can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến mù lòa.

Nguy cơ nhiễm trùng: Đường trong máu cao là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển, đồng thời dễ làm hệ miễn dịch suy yếu. Hai yếu tố này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Biến chứng cấp tính

Các biến chứng cấp tính có thể kể đến [4]:

Hạ đường huyết: Nguyên nhân có thể do dùng quá liều insulin, ăn uống kiêng khem, quên ăn khi đang dùng thuốc, luyện tập quá sức hoặc uống quá nhiều rượu.

● Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu: Mức đường huyết cao làm tăng áp lực thẩm thấu và có thể gây hôn mê.

Nhiễm toan ceton: Rối loạn chuyển hóa do thiếu insulin có thể làm tăng nồng độ axit trong máu, khiến máu bị nhiễm toan và gây độc cho cơ thể.

Đái tháo đường tuýp 2 gây nhiều biến chứng nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, khi nhận thấy các dấu hiệu đó, bạn cần đi khám sớm. Nếu chẳng may được chẩn đoán mắc đái tháo đường tuýp 2, bạn cũng đừng quá lo lắng. Việc tuân thủ hướng dẫn sẽ giúp bạn kiểm soát đái tháo đường tuýp 2 hiệu quả.

Kiểm soát đái tháo đường tuýp 2 như thế nào?

Để kiểm soát đái tháo đường tuýp 2, bạn cần dùng thuốc theo đúng chỉ định và thay đổi lối sống lành mạnh.

Dùng thuốc theo hướng dẫn

Việc dùng thuốc theo đúng hướng dẫn sẽ giúp bạn kiểm soát đường huyết ở mức ổn định để ngăn ngừa tối đa các biến chứng. Các thuốc giúp kiểm soát đái tháo đường tuýp 2 gồm [5]:

● Thuốc uống như metformin, sulfonylurea, thuốc ức chế enzyme alpha-glucosidase, thuốc ức chế kênh SGLT2, thuốc ức chế enzyme DPP-4, TZD.

● Thuốc tiêm như insulin, thuốc đồng vận thụ thể GLP-1.

Duy trì lối sống lành mạnh

Ngoài sử dụng thuốc, việc duy trì một lối sống lành mạnh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp kiểm soát đái tháo đường tuýp 2 hiệu quả, đặc biệt là việc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh.

Theo đó, chìa khóa để quản lý đường huyết chính là học cách tính lượng carbohydrate tiêu thụ mỗi ngày [6]. Các chuyên gia khuyên người mắc đái tháo đường nên lựa chọn các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp để giữ đường huyết luôn ở mức ổn định [7]. Hoặc có thể cân nhắc lựa chọn thêm các sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt cho người mắc đái tháo đường khi cần thay thế hoàn toàn bữa chính hoặc dùng như bữa phụ. Đây là những sản phẩm chứa hệ bột đường tiên tiến được tiêu hóa từ từ có chỉ số đường huyết thấp và kết hợp với axit béo MUFA giúp tăng tiết GLP-1, một loại hormone giúp giảm cảm giác thèm ăn, chậm làm trống dạ dày và đặc biệt là tăng tiết insulin. Ngoài ra, sản phẩm còn có thể chứa myo-inositol giúp giảm đề kháng insulin, từ đó giúp kiểm soát tốt đường huyết.

Không những vậy, sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt cho người mắc đái tháo đường còn cung cấp nguồn dinh dưỡng đầy đủ và cân đối với công thức được tăng cường thêm nhiều vi chất dinh dưỡng như vitamin D, sắt, canxi và kẽm. Ngoài ra, một số nhà sản xuất còn kết hợp hỗn hợp chất béo giàu axit béo không no một nối đôi (MUFA) và axit béo không no nhiều nối đôi (PUFA) tốt cho tim mạch.

Song song đó, bạn cũng cần vận động thể chất thường xuyên, giảm cân, hạn chế rượu bia, giải tỏa căng thẳng… để kiểm soát đường huyết tốt hơn [6], [8].

Đái tháo đường tuýp 2 có thể dẫn đến nhiều biến chứng nếu không được phát hiện và kiểm soát kịp thời. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu, bạn cần thăm khám ngay. Nếu được chẩn đoán mắc đái tháo đường, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát tình trạng này hiệu quả thông qua việc dùng thuốc và thay đổi lối sống, đặc biệt là xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh.

*Đây là các thông tin tổng quan. Người đọc và người áp dụng cần tự đánh giá và điều chỉnh phù hợp. Luôn tham vấn và tuân thủ các hướng dẫn của chuyên gia y tế để có chế độ tập luyện và ăn uống phù hợp với sức khỏe và tình trạng bệnh lý

Nguồn tham khảo:

1. Non-insulin-dependent (type II) diabetes mellitus https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1336077/ Ngày truy cập: 07/09/2022

2. Symptoms - Type 2 diabetes https://www.nhs.uk/conditions/type-2-diabetes/symptoms/ Ngày truy cập: 07/09/2022

3. Type 2 diabetes https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/type-2-diabetes/symptoms-causes/syc-20351193 Ngày truy cập: 07/09/2022

4. Một số biến chứng của bệnh đái tháo đường tuýp 2 https://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/mot-so-bien-chung-cua-benh-dai-thao-duong-tuyp-2-934 Ngày truy cập: 07/09/2022

5. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường típ 2 http://canhgiacduoc.org.vn/SiteData/3/UserFiles/HD%20Chan%20doan%20va%20dieu%20tri%20DTD%20tip%202.pdf (2.2mb) Ngày truy cập: 07/09/2022

6. Diabetes management: How lifestyle, daily routine affect blood sugar https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diabetes/in-depth/diabetes-management/art-20047963 Ngày truy cập: 07/09/2022

7. Glycemic index diet: What's behind the claims https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/glycemic-index-diet/art-20048478 Ngày truy cập: 07/09/2022

8. Type 2 diabetes https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/type-2-diabetes/diagnosis-treatment/drc-20351199 Ngày truy cập: 07/09/2022

GLU-C-251-22

 Gợi ý sản phẩm​

Bài viết liên quan