6 yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số HbA1c ở người mắc đái tháo đường tuýp 2

6 yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số HbA1c ở người mắc đái tháo đường tuýp 2

Banner
Banner
Banner

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, chỉ số HbA1c là một trong những tiêu chuẩn để chẩn đoán đái tháo đường hoặc tiền đái tháo đường. Không những vậy, đây còn là một trong những chỉ số quan trọng cần theo dõi nhằm giúp ổn định đường huyết lâu dài và kiểm soát đái tháo đường hiệu quả [5].

Xét nghiệm HbA1c trong chẩn đoán đái tháo đường

Khi đi vào máu, glucose sẽ gắn kết với hemoglobin, một loại protein có trong các tế bào hồng cầu. Xét nghiệm HbA1c sẽ đo tỷ lệ phần trăm lượng hồng cầu có hemoglobin gắn kết với glucose. Vì tế bào hồng cầu có thời gian sống lên đến 3 tháng nên kết quả xét nghiệm này sẽ cho biết mức đường huyết trung bình trong khoảng 2-3 tháng [3].

Để chẩn đoán tình trạng đái tháo đường hoặc tiền đái tháo đường, kết quả xét nghiệm sẽ cho các giá trị sau [3]:

Bình thường: Chỉ số HbA1c dưới 5,7%

Tiền đái tháo đường: Chỉ số HbA1c từ 5,7% đến 6,4%

Đái tháo đường: Chỉ số HbA1c từ 6,5% trở lên.

Một số người thường nhầm lẫn giữa xét nghiệm đường huyết lúc đói và xét nghiệm HbA1c và cho rằng 2 xét nghiệm này giống nhau. Thực tế, đây là 2 xét nghiệm hoàn toàn khác biệt. Nếu xét nghiệm đường huyết lúc đói chỉ cho thấy giá trị đường huyết ở thời điểm làm xét nghiệm thì xét nghiệm HbA1c lại cho thấy bức tranh lớn hơn về tỷ lệ phần trăm đường huyết trung bình trong khoảng 2 - 3 tháng. Tuy thế, cả 2 xét nghiệm này đều có giá trị chẩn đoán đái tháo đường, tiền đái tháo đường cũng như là cơ sở để giúp các chuyên gia y tế lên kế hoạch ổn định đường huyết hiệu quả cho người mắc đái tháo đường [7].

Yếu tố ảnh hưởng đến HbA1c ở người đái tháo đường tuýp 2

Đối với người mắc đái tháo đường trưởng thành, không mang thai, Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyên nên giữ mức HbA1c thấp hơn 7% [1]. Tuy nhiên, nếu bạn còn trẻ, không có các vấn đề tim mạch và nguy cơ hạ glucose máu thấp, mục tiêu có thể thấp hơn (HbA1c <6,5%). Còn nếu bạn lớn tuổi, mắc đái tháo đường đã lâu, có nhiều vấn đề sức khỏe đi kèm, có tiền sử hạ glucose máu nặng trước đó thì mục tiêu có thể cao hơn (HbA1c từ 7,5 – 8%) [2]. Nguyên nhân của điều này là do chỉ số HbA1c sẽ bị ảnh hưởng bởi:

Thời gian mắc đái tháo đường: Nghiên cứu của Trung tâm Y tế Đại học Tulane (Mỹ) ước tính rằng mức HbA1c sẽ tăng khoảng 1% sau mỗi hai năm với hầu hết các phương pháp kiểm soát đái tháo đường [4].

Tuổi tác: Một số nghiên cứu đã cho thấy mức HbA1c tăng theo tuổi ở những người không mắc đái tháo đường. Ngoài ra, càng lớn tuổi thì mức độ đề kháng insulin cũng càng tăng [6].

Ngoài ra, mức HbA1c cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như:

Hoạt động thể chất: Tập thể dục thường xuyên có thể giúp kiểm soát đường huyết và làm giảm mức HbA1c. Kết quả của một số nghiên cứu cho thấy tập thể dục có thể giúp mức HbA1c giảm xuống 0,7% [10].

● Sử dụng thuốc: Người không tuân thủ dùng thuốc theo hướng dẫn thường sẽ có mức HbA1c cao hơn khi dùng thuốc [8].

Các biến chứng của đái tháo đường như biến chứng về thận, biến chứng về tim mạch, tổn thương thần kinh… có thể gây khó khăn trong việc kiểm soát đường huyết và làm ảnh hưởng đến mức HbA1c. Xét nghiệm HbA1c có thể không phải là thước đo đáng tin cậy về lượng đường trong máu ở những người gặp phải biến chứng đái tháo đường [11].

Mách bạn cách kiểm soát chỉ số HbA1c hiệu quả

Một trong những mục tiêu kiểm soát đái tháo đường là đưa chỉ số HbA1c về mức thấp hơn 7% [2]. Để đạt được mục tiêu này, bạn cần tuân thủ 3 yếu tố quan trọng mà các chuyên gia hay gọi là "kiềng ba chân" [7]:
 

Sử dụng thuốc [12]

Nếu bạn được chỉ định dùng thuốc thì điều quan trọng là phải dùng đúng theo hướng dẫn. Việc dùng thuốc đều đặn sẽ giúp đường huyết được ổn định, từ đó mức HbA1c cũng được kiểm soát.

 

Xây dựng chế độ ăn lành mạnh

Chế độ dinh dưỡng cân bằng cho người mắc đái tháo đường cần đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể, giúp ngăn cảm giác đói và thèm ăn, đồng thời giúp ổn định đường huyết [14]. Theo Khuyến cáo của Hiệp hội Đái tháo đường châu Âu (EASD), chế độ ăn cho người đái tháo đường nên bao gồm 45 - 60% chất bột đường với các thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp dưới 55 và giàu chất xơ, 10 - 20% chất đạm như thịt, cá, trứng và 25 - 35% chất béo [13].

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng thêm sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt cho người mắc đái tháo đường đáp ứng được tiêu chí dinh dưỡng đầy đủ và cân đối để đảm bảo cơ thể nhận được các dưỡng chất cần thiết. Khi lựa chọn, nên ưu tiên lựa chọn sản phẩm chứa hệ bột đường tiên tiến có chỉ số đường huyết thấp và được tiêu hóa từ từ, bổ sung myo-inositol để không làm đường huyết tăng nhanh sau khi sử dụng và được chứng minh lâm sàng hỗ trợ ổn định đường huyết khi sử dụng lâu dài.
 

Vận động nhiều hơn [9]

Hoạt động thể chất là một yếu tố quan trọng khác trong kế hoạch quản lý đái tháo đường nói chung và kiểm soát chỉ số HbA1c nói riêng. Bởi hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp cơ thể sử dụng insulin hiệu quả. Mỗi tuần, bạn nên dành ít nhất 150 phút để tập luyện thể thao ở cường độ vừa phải. Ngoài ra, những hoạt động nhẹ nhàng như làm việc nhà, làm vườn cũng có thể góp phần cải thiện đường huyết.

Những chia sẻ trên hy vọng đã giúp bạn trả lời câu hỏi HbA1c là gì và ý nghĩa của chỉ số này. HbA1c là một trong những xét nghiệm quan trọng để chẩn đoán và kiểm soát đái tháo đường. Để kiểm soát HbA1c, quan trọng là bạn cần có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tăng cường hoạt động thể chất và dùng thuốc trong trường hợp được chỉ định.

*Đây là các thông tin tổng quan. Người đọc và người áp dụng cần tự đánh giá và điều chỉnh phù hợp. Luôn tham vấn và tuân thủ các hướng dẫn của chuyên gia y tế để có chế độ tập luyện và ăn uống phù hợp với sức khỏe và tình trạng bệnh lý.

Nguồn tham khảo:

1. The Big Picture: Checking Your Blood Glucose https://diabetes.org/healthy-living/medication-treatments/blood-glucose-testing-and-control/checking-your-blood-sugar Ngày truy cập: 12/09/2022
2. Hướng dẫn điều trị Đái tháo đường típ 2 của Bộ Y tế https://benhvienbaria.com/sites/default/files/files/tin-tuc/5481_dai_thao_duong_type_2.pdf (2.2mb) Ngày truy cập: 12/09/2022
3. Hemoglobin A1C (HbA1c) Test https://medlineplus.gov/lab-tests/hemoglobin-a1c-hba1c-test/ Ngày truy cập: 12/09/2022
4. Defining and Characterizing the Progression of Type 2 Diabetes https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2811457/ Ngày truy cập: 12/09/2022
5. Significance of HbA1c Test in Diagnosis and Prognosis of Diabetic Patients https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4933534/ Ngày truy cập: 12/09/2022
6. Aging is associated with increased HbA1c levels, independently of glucose levels and insulin resistance, and also with decreased HbA1c diagnostic specificity https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24698119/ Ngày truy cập: 12/09/2022
7. Chỉ số HbA1c và 10 điều cần biết http://bachmai.gov.vn/tin-tuc-va-su-kien/y-hoc-thuong-thuc-menuleft-32/381-chi-so-hba1c-va-10-dieu-can-biet-381.html Ngày truy cập: 12/09/2022
8. Một Số Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Nồng Độ HbA1c Ở Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Típ 2 https://jcmhch.com/upload/files/Tapchi/79/Bai%204%20-%20Nguy%E1%BB%85n%20Tr%E1%BB%8Dng%20Ngh%C4%A9a.pdf Ngày truy cập: 12/09/2022
9. Diabetes management: How lifestyle, daily routine affect blood sugar https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diabetes/in-depth/diabetes-management/art-20047963 Ngày truy cập: 12/09/2022
10. The importance of exercise when you have diabetes https://www.health.harvard.edu/staying-healthy/the-importance-of-exercise-when-you-have-diabetes Ngày truy cập: 12/09/2022
11. 10 Factors That Can Impact Your A1C If You Have Type 2 Diabetes https://www.healthline.com/health/type-2-diabetes/factors-that-impact-a1c Ngày truy cập: 12/09/2022
12. How to Lower Your A1c Level https://www.webmd.com/diabetes/tips-to-lower-a1c Ngày truy cập: 12/09/2022
13. Sách sống khỏe và cân bằng cùng Đái tháo đường, Nhà xuất bản Y học
14. Lifestyle Management: Standards of Medical Care in Diabetes—2019 https://diabetesjournals.org/care/article/42/Supplement_1/S46/31274/5-Lifestyle-Management-Standards-of-Medical-Care Ngày truy cập: 1/9/2022

GLU-C-255-22

 Gợi ý sản phẩm​

Bài viết liên quan