NHỮNG NĂM THÁNG ĐẦU ĐỜI - GIAI ĐOẠN BÉ PHÁT TRIỂN TRÍ NÃO NHANH CHÓNG MẸ KHÔNG THỂ BỎ LỠ⁽5

NHỮNG NĂM THÁNG ĐẦU ĐỜI - GIAI ĐOẠN BÉ PHÁT TRIỂN TRÍ NÃO NHANH CHÓNG MẸ KHÔNG THỂ BỎ LỠ⁽5⁾
NHỮNG NĂM THÁNG ĐẦU ĐỜI - GIAI ĐOẠN BÉ PHÁT TRIỂN TRÍ NÃO NHANH CHÓNG MẸ KHÔNG THỂ BỎ LỠ⁽5⁾
NHỮNG NĂM THÁNG ĐẦU ĐỜI - GIAI ĐOẠN BÉ PHÁT TRIỂN TRÍ NÃO NHANH CHÓNG MẸ KHÔNG THỂ BỎ LỠ⁽5⁾

Nhiều bố mẹ cho rằng trí thông minh ở trẻ phần nhiều được quyết định bởi yếu tố di truyền.

Tuy nhiên theo chia sẻ của Tiến sĩ Bác sĩ chuyên khoa II - Nguyễn Thị Thu Hậu (Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhi Đồng 2) tại Bàn tròn NUÔI DẠY CON THÔNG MINH, ỨNG BIẾN thì “trí thông minh, sự nhạy bén, khả năng thích ứng với cuộc sống của một em bé không hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố di truyền. Ngược lại, bất kỳ em bé nào cũng đều có cơ hội nhận được món quà trí tuệ nếu mẹ khéo léo kích hoạt để bé phát triển tối ưu trí não trong giai đoạn đầu đời” (1).

Cùng tìm hiểu lý do tại sao giai đoạn đầu đời là giai đoạn CỬA SỔ CƠ HỘI VÀNG mẹ cần tập trung phát triển trí não tối đa cho con.

Tuần 20 – cú đạp đầu tiên – đánh dấu giai đoạn não bộ phát triển nhanh chóng

Từ tuần thứ 20 đến lúc sinh, trọng lượng thai nhi sẽ tăng gấp 10 lần so với giai đoạn trước. Não bộ tiếp tục phát triển và không ngừng hoàn thiện cho đến khi thai nhi được sinh ra. Trọng lượng não bộ tăng đến 6 lần, từ khoảng 55g vào tuần thứ 20 lên đến gần 330g vào tuần 34. Vào thời điểm ra đời, bộ não của bé chứa đựng khoảng 100 tỷ nơ-ron tương đương với người trưởng thành.

TRỌNG LƯỢNG THAI NHI(2)

Từ tuần thứ 20 của thai kì, trọng lượng thai nhi bắt đầu phát triển gấp 10 lần

TRỌNG LƯỢNG NÃO BỘ(3)

Trong khi đó, trọng lượng não bộ sẽ bắt đầu phát triển gấp 6 lần từ tuần thứ 20 của thai kì

Trong khoảng tuần 18 – 20, các mẹ bắt đầu nhận thấy cú đạp đầu tiên của bé. Tuy nhiên việc bé đạp lần đầu cũng có thể đến trễ hơn một vài tuần, đặc biệt là ở những mẹ có thai lần đầu nên mẹ cũng đừng lo lắng nhé! Một phản xạ đáng chú ý khác xảy ra ở tuần 24, đó là bé biết nháy mắt. (4)

Chu vi vòng đầu - chỉ số sau sinh mẹ cần quan tâm bên cạnh chỉ số cân nặng.

Một nghiên cứu của Broekman và cộng sự thực hiện năm 2009 tại Singapore trên 1645 trẻ cho thấy rằng chỉ số IQ có liên quan đến cân nặng lúc sinh. Nghiên cứu này ghi nhận rằng chiều dài và cân nặng lúc sinh cao hơn, hay chu vi vòng đầu lúc sinh lớn hơn nhưng vẫn nằm trong giới hạn bình thường thì sẽ có chỉ số IQ cao hơn với trẻ em châu Á. Cứ mỗi 1kg nặng hơn lúc sinh, hay 1cm dài hơn chu vi vòng đầu lúc sinh, sự gia tăng chỉ số IQ tương ứng theo thứ tự là 2,19 (Giá trị P = ,007), và 0,62 (Giá trị P = ,001) (5). Tóm lại, theo kết quả nghiên cứu, chu vi vòng đầu và cân nặng lúc sinh tỉ lệ thuận với chỉ số IQ sau này của bé.

Một nghiên cứu của Broekman và cộng sự thực hiện năm 2009 tại Singapore trên 1645 trẻ cho thấy rằng chỉ số IQ có liên quan đến cân nặng lúc sinh. Nghiên cứu này ghi nhận rằng chiều dài và cân nặng lúc sinh cao hơn, hay chu vi vòng đầu lúc sinh lớn hơn nhưng vẫn nằm trong giới hạn bình thường thì sẽ có chỉ số IQ cao hơn với trẻ em châu Á. Cứ mỗi 1kg nặng hơn lúc sinh, hay 1cm dài hơn chu vi vòng đầu lúc sinh, sự gia tăng chỉ số IQ tương ứng theo thứ tự là 2,19 (Giá trị P = ,007), và 0,62 (Giá trị P = ,001) (5). Tóm lại, theo kết quả nghiên cứu, chu vi vòng đầu và cân nặng lúc sinh tỉ lệ thuận với chỉ số IQ sau này của bé.

Nghiên cứu của Broekman và cộng sự thực hiện năm 2009 tại Singapore trên 1645 trẻ.
*Trẻ có chỉ số sơ sinh nằm trong giới hạn bình thường

0-2 tuổi – giai đoạn cửa sổ cơ hội vàng phát triển trí não không thể bỏ lỡ.

Nghiên cứu khoa học cho thấy não bộ trẻ phát triển rất nhanh chóng trong giai đoạn những năm tháng đầu đời, hình thành 1 triệu kết nối thần kinh/giây và gần như đạt được 70%-80% kích thước não bộ của người lớn ở năm thứ 2. Bởi vậy, 0-2 tuổi là giai đoạn mà não phát triển nhanh nhất trong các giai đoạn của cuộc đời và là nền tảng cho sự thành công trong tương lai. Đây là CỬA SỔ CƠ HỘI VÀNG để xây dựng nền tảng tối ưu cho trí tuệ về sau. Bố mẹ cần chú ý để không bỏ lỡ giai đoạn cửa sổ cơ hội này.

Hình: Sợi trục và sợi nhánh phát triển nhanh trong giai đoạn một năm đầu đời, cùng với đó là sự tăng trưởng về kích cỡ của não

Kết nối của não bộ ở các thời điểm trong 6 năm đầu đời
(nguồn: Adams and Victors’s principles of neurology, eleventh edition, 2019, part 3, p 602)

Cần chú trọng dinh dưỡng từ giai đoạn thai kỳ

Dinh dưỡng của bà mẹ trong thời kỳ mang thai tác động trực tiếp đến sự phát triển não bộ của thai nhi và sự phát triển lâu dài về sau vì đây là nguồn lực quan trọng để não bộ phát triển tối đa các cấu trúc thần kinh từ tam cá nguyệt thứ ba. Nếu mẹ bị thiếu dinh dưỡng trong thai kỳ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của con.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi phát triển mà còn ảnh hưởng lâu dài đến thể lực, trí tuệ và sức khỏe bé trong tương lai. Mẹ sẽ cần thêm nhiều năng lượng và dưỡng chất trong giai đoạn mang thai để đáp ứng nhu cầu gia tăng chuyển hoá, giúp thai nhi phát triển và chuẩn bị cho quá trình nuôi con bằng sữa mẹ.

Tuy nhiên, phần lớn khẩu phần ăn của phụ nữ có thai và bà mẹ sau sinh ở Việt Nam không đáp ứng đủ nhu cầu tăng thêm theo khuyến nghị (6), điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển trí não của con. Do đó, mẹ cần chủ động tìm hiểu để bổ sung kịp thời vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mình.

Sức khỏe, sự phát triển thể chất và khả năng nhận thức của trẻ nhỏ sẽ có cơ hội đạt mức tối ưu trong tương lai, nếu mẹ biết tận dụng và có chế độ dinh dưỡng và chăm sóc hoàn hảo ở giai đoạn này. Việc đóng – mở CỬA SỔ CƠ HỘI không thể chậm trễ, vì vậy bố mẹ cần chú ý để không bỏ lỡ.

MOM-C-112-21

------------------------

TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) https://vnexpress.net/dinh-duong-ho-tro-phat-trien-tri-nao-tre- nhung-nam-dau-doi-4254511.html
(2) D V Keen et al. (1985) Birth weight between 14- and 42-weeks’ gestation. Archives of Disease in Childhood.
(3) Roelfsema et al. (2004) Three-dimensional sonographic measurement of normal fetal brain volume during the second half of pregnancy. American Journal of Obstetrics and Gynecology
(4) https://www.whattoexpect.com/pregnancy/fetal- development/fetal-brain-nervous-system/
(5) Broekman (2009) The influence of birth size on intelligence in healthy children. Pediatrics 2009; 123e1011-e1016
(6) Nghiên cứu can thiệp hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ 09/2016

Gợi ý sản phẩm

Bài viết liên quan