DINH DƯỠNG KHOA HỌC TỪ THAI KỲ - “CHÌA KHÓA” GIÚP PHÁT TRIỂN NÃO BỘ TỐI ƯU CHO TRẠNG NHÍ

DINH DƯỠNG KHOA HỌC TỪ THAI KỲ - “CHÌA KHÓA” GIÚP PHÁT TRIỂN NÃO BỘ TỐI ƯU CHO TRẠNG NHÍ
DINH DƯỠNG KHOA HỌC TỪ THAI KỲ - “CHÌA KHÓA” GIÚP PHÁT TRIỂN NÃO BỘ TỐI ƯU CHO TRẠNG NHÍ
DINH DƯỠNG KHOA HỌC TỪ THAI KỲ - “CHÌA KHÓA” GIÚP PHÁT TRIỂN NÃO BỘ TỐI ƯU CHO TRẠNG NHÍ
DINH DƯỠNG KHOA HỌC TỪ THAI KỲ - “CHÌA KHÓA” GIÚP PHÁT TRIỂN NÃO BỘ TỐI ƯU CHO TRẠNG NHÍ

Những năm tháng đầu đời là giai đoạn não bộ con phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, khác với lầm tưởng của nhiều bố mẹ, sự thay đổi trong nhận thức của trẻ ở giai đoạn này chỉ chịu khoảng 25% ảnh hưởng từ di truyền và phần lớn được quyết định bởi các yếu tố không phải di truyền như dinh dưỡng, và cách nuôi dạy của bố mẹ (1).

Như vậy, cùng với việc thai giáo và nuôi dạy phù hợp, việc đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ trong những năm tháng đầu đời sẽ có thể góp phần rất lớn đến sự phát triển trí não của con.

Cùng tìm hiểu về chìa khóa dinh dưỡng giúp con phát triển trí não từ trong bụng mẹ qua bài viết dưới đây nhé.

Chỉ số iq của trẻ có liên quan đến chất lượng của nguồn dinh dưỡng mà trẻ nhận được trong những năm tháng đầu đời.

Từ tuần thứ 20 đến lúc sinh, trọng lượng thai nhi sẽ tăng gấp 10 lần so với giai đoạn trước. Não bộ tiếp tục phát triển và không ngừng hoàn thiện cho đến khi thai nhi được sinh ra.

Trọng lượng não bộ tăng đến 6 lần, từ khoảng 55g vào tuần thứ 20 lên đến gần 330g vào tuần 34. Vào thời điểm ra đời, bộ não của bé chứa đựng khoảng 100 tỷ nơ-ron tương đương với người trưởng thành.

TRỌNG LƯỢNG THAI NHI³

TRỌNG LƯỢNG NÃO BỘ⁴

(3) D V Keen et al. (1985) Birth weight between 14 and 42 weeks’ gestation. Archives of Disease in Childhood
(4) Roelfsema et al. (2004) Three-dimensional sonographic measurement of normal fetal brain volume during the second half of pregnancy. American Journal of Obstetrics and Gynecology)

Theo nghiên cứu của Broekman và cộng sự thực hiện năm 2009 tại Singapore trên 1645 trẻ, cho thấy rằng chỉ số IQ có liên quan đến cân nặng và chu vi vòng đầu lúc sinh. Nghiên cứu này ghi nhận rằng cân nặng lúc sinh cao hơn, hay chu vi vòng đầu lúc sinh lớn hơn nhưng vẫn nằm trong giới hạn bình thường thì sẽ cho những chỉ số IQ cao hơn ở trẻ em châu Á.

Nghiên cứu của Broekman và cộng sự thực hiện năm 2009 tại Singapore trên 1645 trẻ.
*Trẻ có chỉ số sơ sinh nằm trong giới hạn bình thường
Broekman (2009) The influence of birth size on intelligence in healthy children. Pediatrics 2009; 123e1011-e1016

Chỉ số IQ của trẻ có liên quan đến chất lượng của nguồn dinh dưỡng mà trẻ nhận được trong những năm tháng đầu đời. Chính vì vậy, dinh dưỡng của bà mẹ trong thời kỳ mang thai cũng tác động trực tiếp đến sự phát triển não bộ của thai nhi và sự phát triển lâu dài về sau. Nếu mẹ bị thiếu dinh dưỡng trong thai kỳ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ.

Dinh dưỡng thai kỳ - ăn cho hai người có phải là ăn gấp đôi?

Trong giai đoạn mang thai, bé hoàn toàn phụ thuộc vào dinh dưỡng mà mẹ hấp thu. Do đó, mẹ sẽ cần thêm nhiều năng lượng và dưỡng chất trong giai đoạn này để đáp ứng nhu cầu gia tăng chuyển hoá, giúp thai nhi phát triển và chuẩn bị cho quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi phát triển mà còn ảnh hưởng lâu dài đến thể lực, trí tuệ và sức khỏe bé trong tương lai.

Nhu cầu năng lượng của phụ nữ ở độ tuổi sinh sản (2010 - 2050 kcal)¹

Khuyến cáo của hiệp hội sản phụ khoa quốc tế (FIGO) 2015 về các dưỡng chất cần bổ sung ở phụ nữ mang thai 2

Nguồn: Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam (NXB Y Học 2016), The International Federation of Gynecology and Obstetrics (FIGO) recommendations and adolescent, preconception, and material nultrition: “Think Nutrition First”; International Journal of Gynecology and Obstetrics 131 S4 (2015) S213-S253.)

Theo khuyến nghị, đối với mẹ mang thai, mẹ cần thêm khoảng 250kcal ở tam cá nguyệt thứ 2 và 450kcal ở tam cá nguyệt thứ 3 (tương đương thêm 2 bữa ăn nhẹ), với nhiều dưỡng chất trong giai đoạn mang thai để đáp ứng nhu cầu gia tăng chuyển hóa, giúp thai nhi phát triển và chuẩn bị cho quá trình nuôi con bằng sữa mẹ.

Đối với mẹ trong giai đoạn sau sinh: mẹ sẽ cần thêm khoảng 500kcal một ngày (tương đương thêm 2 bữa ăn phụ). Nếu mẹ nào nhẹ cân hoặc làm việc nhiều, hoặc sinh đôi, thì càng cần nhiều năng lượng hơn nữa.

Vậy, mẹ nên ăn gì để giúp con phát triển trí não từ trong bụng mẹ, đặt nền tảng cho trí thông minh của con sau này?

Để hỗ trợ dinh dưỡng tối đa cho sự phát triển trí não của con, mẹ cần tăng cường các dưỡng chất tốt cho trí não bé như:

- DHA (có trong cá hồi, cá ngừ, cá thu)

- Axid folic (từ các loại rau có màu xanh đậm như súp lơ, rau chân vịt, măng tây) (2)

- Kẽm (qua các loại hải sản, thịt bò, trứng, thịt gia cầm, sữa…) (2)

- Lutein – nghiên cứu chỉ ra rằng có mối tương quan tích cực giữa lượng dưỡng chất này trong võng mạc đến thành quả học tập ở trẻ em trước tuổi vị thành niên, cải thiện khả năng ngôn ngữ nói, nói lưu loát, khả năng ghi nhớ và tốc độ xử lý thông tin (3) (bổ sung qua rau bina, cải xoăn, bông cải xanh và trái cây có màu sáng như kiwi và nho (4)).

- Vitamin E tự nhiên – tồn tại ở thùy trán, thùy chẩm, vùng hải mã - những vùng não chịu trách nhiệm về trí nhớ và học hỏi - của trẻ nhỏ (5) (bổ sung qua các loại hạt như hạnh nhân, cà phê, hạt hướng dương, đậu phộng (6))…

Mẹ cũng cần lưu ý rằng tuy DHA là thành phần hỗ trợ phát triển trí não quan trọng, nhưng lại dễ bị oxy hóa. Vì vậy, khi bổ sung các thực phẩm giàu DHA, mẹ nên bổ sung kèm theo theo những thực phẩm có chứa những dưỡng chất chống oxy hóa mạnh như Lutein, Vitamin E tự nhiên. Điều này sẽ giúp DHA được bảo toàn tốt hơn khỏi quá trình oxy hóa.

Tuy nhiên, theo Nghiên cứu can thiệp hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ 9/2016, phần lớn khẩu phần ăn của phụ nữ có thai và bà mẹ sau sinh ở Việt Nam không đáp ứng đủ nhu cầu tăng thêm theo khuyến nghị. Để có thể hỗ trợ tốt nhất cho sự phát triển của con, mẹ cần chủ động tìm hiểu để bổ sung kịp thời vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mình, từ đó không bỏ lỡ cơ hội vàng giúp con phát triển trí não từ trong bụng mẹ, đặt nền tảng cho trí thông minh của con sau này.

Nguồn: Tran Thi Thuy Nga: Nghiên cứu can thiệp hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ 9/2016. Viện Dinh dưỡng Quốc Gia và Trung tâm Nghiên cứu Abbott tại Châu Á – Thái Bình Dương. Dieu T.T.Huynh, Nga T.Tran, Lam T.Nguyen, Yatin Berde & Yen Ling Low (2017): Impact of material nutritional supplementation in conjuction with a breastfeeding support program on breastfeeding performance, birth, and growth outcomes in a Vietnamese population, The Journal of Maternal-Fetal & Neonatal Medicine, DOI: 10.1080/14767058.2017.1320984.

Trí thông minh của trẻ thường biểu hiện rất sớm, và bố mẹ hoàn toàn có thể giúp con phát triển trí não từ trong bụng mẹ nhờ vào dinh dưỡng khoa học phù hợp, đặt nền tảng cho trí thông minh của con sau này. Ngoài đảm bảo dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và cho con bú, để hỗ trợ con phát triển trí não tối đa trong giai đoạn cửa sổ cơ hội vàng, bố mẹ còn có thể tìm hiểu và áp dụng những phương pháp thai giáo và nuôi dạy một cách sáng tạo dựa trên sự thấu hiểu những cột mốc phát triển của con.

MOM-C-121-21

------------------------

TÀI LIỆU THAM KHẢO

(1) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4006996/

(2) https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/san- phu-khoa-va-ho-tro-sinh-san/ba-bau-5-thang-nen-gi-de-con- thong-minh/?link_type=related_posts

(3) Barnett SM, Khan NA, Walk AM, Raine LB, Moulton C, Cohen NJ, Kramer AF, Hammond BR Jr, Renzi-Hammond L, Hillman CH. Macular pigment optical density is positively associated with academic performance among preadolescent children. Nutr Neurosci. 2018 Nov;21(9):632-640. doi: 10.1080/1028415X.2017.1329976. Epub 2017 May 23. PMID: 28535707; PMCID: PMC6251725.

(4) https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/dinh-duong/loi-khuyen-cho-suc-khoe-doi-mat-va-duy-tri- thi-luc-tot/?link_type=related_posts

(5) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5187907/

(6) https://www.hsph.harvard.edu/nutritionsource/vitamin-e/

Gợi ý sản phẩm