THAI GIÁO VÀ NUÔI DẠY SÁNG TẠO CHO THẾ HỆ THÔNG MINH, ỨNG BIẾN – MẸ ĐÃ BIẾT CHƯA?

THAI GIÁO VÀ NUÔI DẠY SÁNG TẠO CHO THẾ HỆ THÔNG MINH, ỨNG BIẾN – MẸ ĐÃ BIẾT CHƯA?
THAI GIÁO VÀ NUÔI DẠY SÁNG TẠO CHO THẾ HỆ THÔNG MINH, ỨNG BIẾN – MẸ ĐÃ BIẾT CHƯA?
THAI GIÁO VÀ NUÔI DẠY SÁNG TẠO CHO THẾ HỆ THÔNG MINH, ỨNG BIẾN – MẸ ĐÃ BIẾT CHƯA?

Thời gian trong bụng mẹ và những năm tháng đầu đời là giai đoạn não bộ trẻ phát triển rất nhanh chóng. Đây được xem là giai đoạn cửa sổ cơ hội vàng nếu mẹ muốn tối ưu sự phát triển trí não cho trẻ vì nó chỉ xảy ra 1 lần trong đời. Não bộ trẻ phát triển tốt trong giai đoạn này là nền tảng cho sự thông minh, ứng biến của trẻ trong tương lai.

Để tận dụng được cửa sổ cơ hội vàng này, ngoài dinh dưỡng khoa học giúp hỗ trợ phát triển não bộ, bố mẹ có thể áp dụng những phương pháp thai giáo và nuôi dạy sáng tạo để kích thích tối đa sự phát triển trí não và khả năng nhận thức của con.

Vậy phương pháp thai giáo, nuôi dạy sáng tạo là gì? Bí quyết nào giúp bố mẹ áp dụng hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về việc nuôi dạy con hiện đại này nhé.

split

THAI GIÁO VÀ NUÔI DẠY SÁNG TẠO – LIỆU CÓ PHẢI LÀ TÙY Ý NGHĨ RA NHỮNG Ý TƯỞNG ĐỘC ĐÁO ĐỂ THAI GIÁO, NUÔI DẠY CON?

Phương pháp thai giáo và nuôi dạy sáng tạo là một trong những phương pháp nuôi dạy linh hoạt, dựa trên sự hiểu biết thấu đáo của bố mẹ với các tín hiệu phát triển của con.

Để kích thích đúng cách phát triển não bộ trẻ từ trong giai đoạn mang thai, bố mẹ cần hiểu rõ các cột mốc phát triển quan trọng của con để có thể hỗ trợ con tốt nhất về mặt dinh dưỡng cũng như áp dụng phương pháp thai giáo phù hợp giúp kích thích phát triển tối ưu các giác quan.

Nuôi dạy sáng tạo cũng yêu cầu bố mẹ phải theo dõi trẻ và chọn lọc các phương thức phù hợp được "đo ni đóng giày" riêng cho con mình. Bố mẹ có thể tham khảo những phương thức từ các lý thuyết trong sách nhưng việc áp dụng thực tế thì phải mang tính đặc trưng theo nhu cầu tâm lý của từng trẻ.

light

THAI GIÁO MỘT CÁCH SÁNG TẠO THEO NHỮNG CỘT MỐC PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI

Não bộ trẻ đã bắt đầu phát triển rất nhanh từ tuần 20 của thai kỳ với dấu hiệu là mẹ cảm nhận được cú đạp đầu tiên của bé. Kể từ cột mốc này bố mẹ có thể bắt đầu áp dụng các phương pháp kích thích sự phát triển trí não cho con phù hợp với từng giai đoạn phát triển.

Vào khoảng tuần 26, khi bé bắt đầu có những phản xạ ở mắt như đảo qua đảo lại, nhắm và mở liên tục dưới tác động của âm thanh và ánh sáng và có thể mở mắt thật to để nhìn ngắm chuyện gì đang xảy ra, mẹ có thể thử dùng đèn pin để chiếu vào bụng rồi bật tắt (lưu ý để đèn pin cách xa bụng, không để sát vào bụng), bé trong bụng sẽ đáp lại bằng cách đá vào chỗ mẹ vừa chiếu ánh sáng đấy.

Ở giai đoạn cuối của tam cá nguyệt thứ hai (khoảng tuần 27), khi bé biết giật mình nếu có những tiếng động lớn bên ngoài tử cung, hay thậm chí là có thể quay đầu về phía phát ra giọng nói của người thân, mẹ có thể dùng nhạc kích thích não bộ thai nhi, hoặc đơn giản hơn là tăng cường trò chuyện, kể chuyện cùng con để con hình thành phản xạ nghe(2).

Để hỗ trợ cho thai giáo thêm hiệu quả, mẹ nên thêm những hoạt động giúp tinh thần thư thái và duy trì một cảm xúc tốt. Ngay hôm nay mẹ có thể thực hiện những trải nghiệm đem lại cảm giác tích cực như chọn cho bé một cái tên thật hay, xem hình ảnh của các em bé đáng yêu hoặc viết nhật ký cho con hoặc một hoạt động nào đó miễn là mẹ cảm thấy tích cực.

Bên cạnh đó, mẹ có thể kết hợp tập yoga hoặc thể dục nhẹ nhàng. Các động tác yoga hay đơn giản là vươn vai, đi bộ hoặc bơi lội sẽ khiến em bé của mẹ dễ ngủ hơn. Thậm chí khi thực hiện đều đặn các bài tập vận động này mỗi buổi tối sẽ hình thành cho bé thói quen về giờ đi ngủ ngay từ trong bụng mẹ(3). Những hoạt động này không chỉ giúp mẹ có một lối sống lành mạnh, duy trì cảm xúc tốt mà còn góp phần giúp tối ưu hoá sự phát triển não bộ của thai nhi và tăng kết nối thai với bố mẹ.

Một chế độ dinh dưỡng tốt cũng là yếu tố quan trọng giúp thai giáo đạt hiệu quả, do đó mẹ bầu nên đảm bảo dinh dưỡng cân bằng và lưu ý về nhu cầu năng lượng tăng thêm trong từng giai đoạn mang thai để có thể đáp ứng kịp thời. Trong giai đoạn mang thai, bé hoàn toàn phụ thuộc vào dinh dưỡng mà mẹ hấp thu. Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi phát triển mà còn ảnh hưởng lâu dài đến thể lực, trí tuệ và sức khỏe bé trong tương lai.

Tuy nhiên, theo Nghiên cứu can thiệp hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ 9/2016, phần lớn khẩu phần ăn của phụ nữ có thai và bà mẹ sau sinh ở Việt Nam không đáp ứng đủ nhu cầu tăng thêm theo khuyến nghị. Do đó, mẹ càng cần phải chú ý trong việc bổ sung năng lượng và dưỡng chất trong giai đoạn này để đáp ứng nhu cầu gia tăng chuyển hoá, giúp thai nhi phát triển và chuẩn bị cho quá trình nuôi con bằng sữa mẹ.

icon rocket

NUÔI DẠY SÁNG TẠO THEO NHỮNG CỘT MỐC PHÁT TRIỂN CỦA CON TRONG NHỮNG NĂM THÁNG ĐẦU ĐỜI

Giai đoạn cửa sổ cơ hội vàng từ 0-2 tuổi chính là giai đoạn phát triển về các giác quan và nhận thức của trẻ thông qua các trải nghiệm, tiếp xúc và khám phá môi trường xung quanh trẻ. Đây cũng là giai đoạn hầu hết các kỹ năng quan trọng của trẻ được hình thành và phát triển như: phát triển vận động, thị giác, ngôn ngữ, cảm xúc,…

Từ khi sinh ra cho đến lứa tuổi mầm non, trẻ sử dụng các giác quan của mình để khám phá và giải thích thế giới xung quanh. Trẻ thực hiện điều này bằng cách chạm, nếm, ngửi, nhìn, di chuyển và nghe, hay còn gọi là các hoạt động "sensory". Dưới đây là một số hoạt động sensory mà bố mẹ có thể áp dụng:

Về thị giác: Từ 2 tháng tuổi đến 4 tháng tuổi, trẻ bắt đầu giao tiếp bằng mắt. Ngay khi sinh ra, bé chỉ nhìn được sự vật xung quanh trong hai màu: đen, trắng và sắc độ xám trung gian, do đó nên cho bé chơi những đồ chơi có 2 màu đen trắng này. Và cuối tháng đầu tiên, bé sẽ phát triển kỹ năng phối hợp giữa tai và mắt. Bố mẹ có thể chơi với bé bằng cách rung lúc lắc cách mặt bé từ 20 – 30 cm để bé phản ứng lại bằng cách nhìn vào nó.

Cuối tháng thứ hai, bé sẽ bắt đầu phân biệt được các sắc thái màu, bé có thể nhìn thấy màu sắc cơ bản như đỏ, xanh dương, xanh lá nhưng khó phân biệt được các màu tương tự như đỏ và cam. Trẻ thường thích màu sáng và bố mẹ có thể mua cho bé các đồ chơi trẻ em có màu sắc rực rỡ hay tranh, ảnh, sách có nhiều màu sắc bắt mắt(4).

Khi được 4 tháng tuổi, não trẻ đã phát triển về vận động và có thể phối hợp cùng thị giác để hoàn thành nhiệm vụ. Ba mẹ cũng có thể thực hiện hành động di chuyển đồ chơi từ từ qua tầm nhìn của bé giúp phát triển kỹ năng phối hợp các cử động của đầu và mắt của trẻ trong việc quan sát các sự vật xung quanh.

Về xúc giác và khả năng vận động: từ khoảng 5 tháng tuổi, trẻ có thể bắt đầu với lấy đồ vật. Do đó, ở giai đoạn này, ba mẹ có thể phát triển giác quan của bé bằng cách đặt các đồ chơi trong tầm với và tầm mắt của trẻ. Trẻ có thể phản ứng với các đồ vật được đặt trước mặt thông qua các hành động như bò tới, duỗi chân tay hoặc lăn về phía nó giúp kích thích xúc giác và khả năng vận động phát triển.

Vì tò mò, trẻ cũng có thể cho đồ vật vào miệng để ngậm, liếm, gặm…, bố mẹ cần chú ý đến yếu tố vệ sinh của những vật bé hay cầm, nắm. Đồng thời bố mẹ cần chú ý khi lựa chọn đồ chơi cho trẻ, nên loại bỏ những vật nhọn, dài hay những vật nhỏ có thể gây hóc khi bé nuốt… Ở giai đoạn này trẻ cũng khá hiếu động, do vậy bố mẹ cần rà soát lại những khu vực có thể gây nguy hiểm cho trẻ như: che kín các ổ cắm điện, di dời những vật dễ vỡ, sắc nhọn ra khỏi tầm tay trẻ, bọc lại những cạnh bàn, ghế,... Một điều quan trọng là bố mẹ nên luôn bên cạnh trẻ hoặc luôn quan sát, để trẻ trong tầm mắt để tránh việc con có thể gặp tai nạn.

Về thính giác và ngôn ngữ: Dù đến 12 tháng bé mới bắt đầu nói những từ ngữ có nghĩa đầu tiên nhưng thực tế trẻ đã bắt đầu tiếp thu đa ngôn ngữ từ giai đoạn sơ sinh. Do đó bố mẹ nên trò chuyện với bé từ sớm.

Ngay từ khi sinh ra, bố mẹ sẽ thấy trẻ sơ sinh đã rất chú ý đến giọng nói, đặc biệt là những âm vực cao. Trẻ sẽ phản ứng với những âm thanh quen thuộc như tiếng trò chuyện của bố mẹ. Mẹ có thể áp sát mặt bé để âu yếm và nói những nguyên âm như ohhh, ahhh ở âm vực cao, khi nói hãy mở to miệng, dừng lại để bé theo dõi và đáp lại bằng cách mấp máy môi.

Vào khoảng 3 tháng bé có thể tập luyện dây thanh quản bằng cách bập bẹ, đồng thời con cũng thích những âm thanh do mẹ tạo ra. Ngoài nói chuyện, ba mẹ cũng có thể đọc sách, kể chuyện, hát ru cho bé nghe.

Vào khoảng 4 tháng tuổi, trẻ sơ sinh bắt đầu tìm kiếm nguồn phát ra âm thanh và đến 6 tháng tuổi, trẻ cố gắng bắt chước âm thanh. Giai đoạn này bé sẽ bắt đầu quan sát miệng mẹ để cố gắng bắt chước và phát ra những phụ âm như m, b. Bố mẹ nên tăng cường nói chuyện với bé ở giai đoạn này lặp lại những từ đơn giản như gọi tên con hay dạy con gọi ba, mẹ, bà… để bé có thể bắt chước.

Khi nói chuyện với trẻ, bố mẹ hãy cho trẻ cơ hội đáp lại bằng nụ cười hoặc tiếng nói dù chưa thành lời và khi trẻ trả lời, hãy đáp lại trẻ. Điều này giúp trẻ cảm nhận bố mẹ đang quan tâm đến những lời trẻ nói cũng như khuyến khích khả năng nói và hiểu ngôn ngữ của trẻ.

Cửa sổ cơ hội là giai đoạn bé có thể tiếp thu và học hỏi được nhiều thứ. Vì vậy bố mẹ hãy tận dụng cơ hội vàng này để tối ưu hoá sự phát triển trí thông minh của bé bằng phương pháp thai giáo và nuôi dạy sáng tạo kết hợp cùng dinh dưỡng khoa học dựa trên chính những tín hiệu phát triển của trẻ mẹ nhé!

MOM-C-158-21
 

TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) Your pregnancy week 26, What to Expect When You're Expecting, 5th edition, Heidi Murkoff
(2) https://www.whattoexpect.com/pregnancy/fetal-development/fetal-brain-nervous-system/
(3) https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/while-pregnant/16-ways-to-bond-with-your-baby-while-pregnant-1048/
(4) https://hellobacsi.com/nuoi-day-con/be-0-1-tuoi/nam-dau-doi-cua-be/su-phat-trien-thi-giac-cua-tre-so-sinh/
(5) https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/su-phat-trien-thi-giac-cua-tre-nhung-dieu-can-biet/
(6) https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/phat-trien-cac-giac-quan-cua-be-thong-qua-vui-choi/?link_type=related_posts
(7) https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/phat-trien-giac-quan-cua-tre-thinh-giac/?link_type=related_posts

Gợi ý sản phẩm

Bài viết liên quan