TĂNG CƯỜNG 3 LỚP BẢO VỆ CHO HỆ MIỄN DỊCH TỐI ƯU

TĂNG CƯỜNG 3 LỚP BẢO VỆ CHO HỆ MIỄN DỊCH TỐI ƯU
TĂNG CƯỜNG 3 LỚP BẢO VỆ CHO HỆ MIỄN DỊCH TỐI ƯU
TĂNG CƯỜNG 3 LỚP BẢO VỆ CHO HỆ MIỄN DỊCH TỐI ƯU

Tiến sĩ Phạm Diệp Thùy Dương – Giảng viên Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược TP.HCM

Tháng 09 08, 2021

Cha mẹ có biết, trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, dễ bị các tác nhân gây bệnh trong môi trường xâm nhập vào cơ thể? Phát triển và tăng cường hệ miễn dịch của con nên trở thành ưu tiên hàng đầu của cha mẹ, để giúp con vững vàng trước những biến đổi trong tương lai, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh.

Dinh dưỡng, đặc biệt là trong những năm đầu đời, không nên chỉ nhằm mục đích cung cấp đủ năng lượng và các dưỡng chất cần thiết cho sự tăng trưởng. Một nguồn dinh dưỡng tốt còn phải giúp hỗ trợ hệ miễn dịch phát triển, từ đó tạo điều kiện tốt nhất cho con tự do thỏa thích khám phá và tích lũy thật nhiều trải nghiệm bổ ích cho quá trình hình thành và hoàn thiện khả năng nhận thức ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (1).

Môi trường thay đổi nhanh chóng có thể tác động mạnh đến sự phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh. Việc hạn chế tiếp xúc với không khí trong lành, ánh nắng mặt trời, thiên nhiên, … và đối diện với rủi ro từ các vi khuẩn, virus lây lan trong môi trường, cộng đồng đòi hỏi sức đề kháng của con phải đủ khỏe, đủ mạnh. Mặt khác, sau khi ra đời, dòng kháng thể nhận được từ sữa mẹ suy giảm, nên trẻ nhỏ cần nỗ lực để tự phát triển hệ miễn dịch đáp ứng của riêng mình (2).

Do đó, nếu không có đủ sữa mẹ, việc chọn lựa cho con công thức dinh dưỡng mang tính cải tiến để giúp bé có hệ miễn dịch khỏe mạnh, chống chọi được những xâm nhập của các mầm bệnh, tạo nền tảng sức khỏe vững vàng cho tương lai là vô cùng cần thiết.

Các dưỡng chất đặc biệt quan trọng có thể bổ sung để giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

● HMOs: là đại dưỡng chất dồi dào thứ 3 trong sữa mẹ. HMOs giúp tăng cường sức đề kháng tại đường ruột, thúc đẩy sự phát triển của hệ vi sinh vật có lợi tại ruột và điều hòa phản ứng viêm.

HMOs đóng vai trò như các mồi nhử gắn vào khóa chặt mầm bệnh, ngăn chặn chúng bám vào niêm mạc ống tiêu hóa gây bệnh. Ngoài ra, một phần nhỏ HMOs cũng đi vào hệ thống tuần hoàn, tạo miễn dịch ngoài đường tiêu hóa. (3)

HMOs với cơ chế miễn dịch hiệu quả giúp tăng cường sức đề kháng

Theo nghiên cứu trong hơn 200 loại HMOs thì 5 loại HMOs chiếm hơn 50% tổng HMOs có trong sữa mẹ bao gồm 2’-FL, 3-FL, LNT, 3’-SL và 6’-SL. Mỗi loại HMO có tác động cụ thể đến các loại mầm bệnh khác nhau (4).

HMOs tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, đồng thời hỗ trợ sự phát triển trí não

● PROBIOTIC Bifidobacterium lactis BB-12® là một chủng vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa. Với khả năng sống sót trong dịch dạ dày có độ acid cao, Bifidobacterium lactis BB12 giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy và sốt, tạo thuận lợi cho sự phát triển của lợi khuẩn trong đường ruột và giảm thiểu vi khuẩn có hại (5).

● Nucleotides giúp hỗ trợ tăng cường miễn dịch thích ứng. Nucleotides giúp cơ thể trẻ đáp ứng tốt hơn với vaccine, tăng cường sản xuất kháng thể chống lại các vi khuẩn gây bệnh và giảm rõ rệt tần suất tiêu chảy (6; 7).

Thế giới của chúng ta đang biến đổi với rất nhiều thách thức lẫn cơ hội, đòi hỏi thế hệ tương lai phải thích nghi, ứng biến nhanh chóng. Do vậy, ngoài việc tăng cường hệ miễn dịch bảo vệ con từ bên trong, cha mẹ cần chú trọng phát triển nhận thức và trí não để con nhanh chóng làm quen với các biến động trong tương lai.

Bên cạnh việc giáo dục, chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò không thể thiếu trong việc hỗ trợ quá trình phát triển trí não của trẻ. Các nhà khoa học đã phát hiện các dưỡng chất thúc đẩy sự phát triển trí não, em bé thông minh, học hỏi tốt hơn:

- Gangliosides giúp cải thiện chỉ số IQ ở trẻ, đẩy nhanh tốc độ xử lý thông tin, thúc đẩy quá trình hoàn thiện và phát triển vượt bậc của trí não (8).

- Bộ ba dưỡng chất vàng cho trí não: DHA là một acid béo kém bền nên cần được bảo vệ và tăng cường bởi Lutein và Vitamin E tự nhiên. Cùng nhau, bộ 3 này đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành thần kinh, kết nối các khớp thần kinh, hỗ trợ phát triển nhận thức, các giác quan, khả năng vận động và tiếp nhận thông tin

Hai năm đầu đời là giai đoạn cửa sổ vàng mà cha mẹ cần nắm bắt để, thông qua dinh dưỡng, cung cấp cho con các dưỡng chất vàng giúp sức khỏe tiêu hóa, sức khỏe miễn dịch và sức khỏe trí não tương tác cùng phát triển tối ưu, tạo “khiên chắn” toàn diện, cho con tự do và tự tin phát triển.

-------------------------

SIM-C-454-21

(1) http://www.emro.who.int/nutrition/covid-19/feeding-babies-and-young-children-during-the-covid-19-outbreak.html
(2) Cacho NT, Lawrence RM. (2017). Innate Immunity and Breast Milk. Front Immunol ; 8: 584. doi: 10.3389/fimmu.2017.00584
(3) Lars Bode (2012). Human Milk Oligosaccharides: Every Baby Needs a Sugar Mama. Glycobiology 22(9):1147-62. doi:10.1093/glycob/cws074
(4) Walsh C, Lane JA, van Sinderen D, Hickey RM (2020). Human milk oligosaccharides: Shaping the infant gut microbiota and supporting health. Journal of functional foods. Volume 72, September 2020, 104074.
https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S175646462030298X
(5) Jungersen M, Wind A, Johansen E, Christensen JE, Stuer-Lauridsen B, Eskesen D. (2014) The Science behind the Probiotic Strain Bifidobacterium animalis subsp. lactis BB-12®. Microorganisms; 2(2): 92–110. doi: 10.3390/microorganisms2020092
(6) Kuo-Inn Tsou Yau et al. (2003). Effect of nucleotides on diarrhea and immune responses in healthy term infants in Taiwan. J Pediatr Gastroenterol Nutr. 36(1):37-43. doi: 10.1097/00005176-200301000-00009
(7) Pickering LK, Granoff DM (1998) Modulation of the immune system by human milk and infant formula containing nucleotides. Pediatrics; 101(2):242-9. doi: 10.1542/peds.101.2.242.
(8) Gurnida DA, Rowan AM, Idjradinata P, Muchtadi D, Sekarwana N. Association of complex lipids containing gangliosides with cognitive development of 6-month-old infants. (2012). Early Human Devel.; 88: 595–601. DOI: 10.1016/j.earlhumdev.2012.01.003

Gợi ý sản phẩm

Bài viết liên quan