CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG DÀNH RIÊNG CHO TRẺ SINH NON

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG DÀNH RIÊNG CHO TRẺ SINH NON
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG DÀNH RIÊNG CHO TRẺ SINH NON
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG DÀNH RIÊNG CHO TRẺ SINH NON

Chăm sóc trẻ sơ sinh
Tháng 10 20, 2021

Trẻ sinh non cần phải nỗ lực bắt kịp quá trình hoàn thiện và phát triển trong năm đầu tiên. Dưới đây là những lời khuyên để đảm bảo trẻ được hấp thu nguồn dinh dưỡng phù hợp.

Lời khuyên cần thiết giúp nuôi dưỡng trẻ sinh non

Lần đầu làm cha mẹ, cảm giác lo lắng khi trẻ chào đời là điều hoàn toàn bình thường. Đặc biệt trong trường hợp trẻ sinh non, bị thiếu tháng, cân nặng không quá 2,5 kg(1). Điều này càng dễ khiến cha mẹ cảm thấy căng thẳng và lo lắng về nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng như dinh dưỡng dành cho trẻ. Thêm vào đó, trong khi hầu hết các mẹ và trẻ sinh đủ tháng cùng đợt có thể được xuất viện sớm, trẻ sinh non cần ở lại lâu hơn, được cho bú đặc biệt để đảm bảo nhận đủ dưỡng chất quan trọng cho sự hình thành và phát triển của các cơ quan, đặc biệt là não và phổi.

Ngoài cảm thấy lo lắng và trăn trở, cha mẹ cũng cần phải hiểu, trẻ sinh thiếu tháng có nhu cầu cung cấp dinh dưỡng cao hơn so với trẻ sơ sinh đủ tháng. Với nguồn thông tin khoa học và các lời khuyên chuyên môn từ bác sĩ, cha mẹ hãy yên tâm rằng mình có thể giúp thai nhi chào đời với sự vững vàng và khỏe mạnh.

Những điều cha mẹ nên biết khi nuôi trẻ sinh non bằng sữa mẹ

Thông thường, trẻ sinh non có thể bắt đầu bú mẹ khi đã đủ lớn, thường ở khoảng tuổi thai tuần thứ 34. Điều dưỡng hay người chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh sẽ quyết định thời điểm thích hợp cho trẻ bú. Vì trẻ sinh non có thể gặp khó khăn khi bú, nuốt và thở cùng một lúc, nên ban đầu, trẻ sẽ nhận được sữa mẹ thông qua một ống dẫn đặc biệt, được đưa qua mũi hoặc miệng và kết thúc ở dạ dày, cho đến khi trẻ hoàn thiện và học được cách phối hợp cần thiết để bú mẹ.

Sữa mẹ là ưu tiên hàng đầu cho trẻ sơ sinh vì chứa các dưỡng chất phù hợp, cung cấp cho hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa của trẻ có thể dung nạp rất tốt chất dinh dưỡng này. Nếu gia đình muốn nuôi trẻ bằng sữa mẹ, hãy nói với bác sĩ, nhân viên y tế để được hỗ trợ hút sữa ngay sau khi sinh. Như vậy, mẹ sẽ có sẵn lượng dự trữ khi trẻ sẵn sàng nhận sữa.

Đảm bảo nguồn dinh dưỡng đặc chế cho trẻ sinh non, nhẹ cân

Vì các cơ quan trọng cơ thể của trẻ vẫn đang hình thành rất nhanh nên trẻ sinh non cần được nhận dưỡng chất cần thiết để hỗ trợ phát triển mạnh mẽ.

Mặc dù sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất, nhu cầu năng lượng và dưỡng chất của trẻ sinh non lại lớn hơn lượng sữa mẹ có thể cung cấp. Bác sĩ tại bệnh viện có thể bổ sung vào sữa mẹ công thức dinh dưỡng được thiết kế đặc biệt cho trẻ sinh non, gọi là Sữa mẹ tăng cường (Human milk Fortifier). Công thức này giúp tăng cường thêm năng lượng, đạm, đường, chất béo, vitamin và khoáng chất trong sữa mẹ, hỗ trợ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cao của trẻ sinh non để hoàn thiện và phát triển.

So với công thức dành cho trẻ đủ tháng, công thức dành cho trẻ sinh non có nhiều năng lượng và dưỡng chất hơn trên mỗi thể tích sữa để hỗ trợ sự phát triển cho các mô và cơ quan quan trọng. Sau khi xuất viện, trẻ sinh non có thể  tiếp tục dùng công thức đặc chế tùy theo nhu cầu của trẻ.

Ngay cả khi mẹ đang cho trẻ bú, bác sĩ có thể trao đổi với gia đình để lên kế hoạch bổ sung sữa mẹ bằng các dưỡng chất hoặc công thức được sản xuất đặc biệt để hỗ trợ cho sự phát triển và tăng trưởng của trẻ sinh non sau xuất viện. Chất dinh dưỡng từ công thức này sẽ cung cấp năng lượng, protein, vitamin và khoáng chất cao hơn so với sữa công thức đủ tháng, đáp ứng nhu cầu đặc biệt của trẻ, hỗ trợ bắt kịp đà tăng trưởng.

Những điều cần lưu ý khi cho trẻ sinh non bú sữa công thức tại nhà

Bác sĩ có thể sẽ tư vấn công thức dinh dưỡng phù hợp với trẻ như: công thức đặc chế cho trẻ sinh non, nhẹ cân có chứng cứ lâm sàng giúp trẻ phát triển tốt não bộ, sức khỏe và thể chất:

● Năng lượng và các dưỡng chất cần thiết giúp hỗ trợ quá trình phát triển bắt kịp.

● Lutein: một loại carotenoid (sắc tố hữu cơ) tìm thấy trong sữa non và sữa mẹ, được chứng minh là có tác dụng hỗ trợ sức khỏe mắt ở trẻ sinh non.

● DHA: hỗ trợ phát triển mắt và trí não.

● Vitamin E: tìm thấy trong sữa mẹ và hỗ trợ các tế bào phát triển.

● Canxi và phốt pho: khoáng chất quan trọng cho sự phát triển và hình thành xương của trẻ.

● Chất đạm: giúp phát triển, duy trì và sửa chữa các mô mới trên khắp cơ thể, bao gồm cả cơ bắp.

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.

Nên cho trẻ sinh non bú bao nhiêu? Hãy theo dõi dấu hiệu bú của trẻ

Ở bệnh viện, bác sĩ nhi khoa sẽ quyết định trẻ nên ăn bao nhiêu và trong khoảng thời gian bao lâu. Các bác sĩ, điều dưỡng cũng có thể cung cấp cho cha mẹ một số hướng dẫn về cách cho trẻ ăn tại nhà. Tuy nhiên nếu không nhận được sự giúp đỡ này, cha mẹ hãy chủ động theo dõi những dấu hiệu của trẻ để đưa ra quyết định.

Nếu nhận thấy trẻ có vẻ đói chỉ sau 2 giờ, hãy cho trẻ ăn lại. Nếu trẻ đang ngủ, cha mẹ cũng có thể nhẹ nhàng đánh thức để ăn đúng giờ. Điều quan trọng cha mẹ cần làm là đảm bảo trẻ nhận được đủ loại và lượng dinh dưỡng phù hợp cho sự phát triển.

Cách theo dõi tốc độ phát triển bắt kịp của trẻ sinh non

Mặc dù trẻ sinh non chào đời ở giai đoạn sớm hơn so với các trẻ khác, nhưng bác sĩ nhi khoa xác nhận rằng hầu hết trẻ sinh non sẽ bắt kịp tăng trưởng về kích thước trong năm đầu tiên. Vì vậy, cha mẹ có thể hy vọng và mong đợi sự phát triển của trẻ trên hành trình quan trọng này!

Cụ thể, bác sĩ nhi khoa cần đo và ghi lại các số đo phát triển của trẻ trên biểu đồ được lập cho trẻ sinh non. Khi trẻ đã bắt kịp sự phát triển ở khoảng 10 tuần tuổi, bác sĩ sẽ chuyển sang biểu đồ khác được sử dụng cho trẻ sinh đủ tháng.

Hãy theo dõi sự phát triển bắt kịp của trẻ và trao đổi với bác sĩ nhi khoa để lựa chọn cách đáp ứng tốt nhất nhu cầu dinh dưỡng.

SIM-C-194-21

------------

Tham khảo:
1. BÍ QUYẾT CHĂM SÓC TRẺ SINH THIẾU THÁNG <https://hongngochospital.vn/cham-soc-tre-sinh-thieu-thang/>
2. Groh-Wargo S, et al. Pediatr Res. 2005;57(5, pt 1):712-718.
3. O’Connor DL, et al. Pediatrics. 2001;108(2):359-371.
4. Carver JD, et al. Pediatrics. 2001;107(4):683-689.
Nguồn:
• What to expect with premature baby care. Abbott. October 17, 2018. Accessed May 27, 2020.https://www.nutritionnews.abbott/pregnancy-childhood/infant-toddler/what-to-expect-with-premature-baby-care/
• Robledo J. Breastfeeding premature babies. Babycenter. January 19, 2019. Accessed May 27, 2020. https://www.babycenter.com/0_breastfeeding-premature-babies_8480.bc

Gợi ý sản phẩm