5HMOS VÀ NUCLEOTIDES – BỘ ĐÔI DƯỠNG CHẤT VÀNG TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH, CHO TRẺ SỨC KHỎE TỐT HƠN.

5HMOS VÀ NUCLEOTIDES – BỘ ĐÔI DƯỠNG CHẤT VÀNG TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH, CHO TRẺ SỨC KHỎE TỐT HƠN.
5HMOS VÀ NUCLEOTIDES – BỘ ĐÔI DƯỠNG CHẤT VÀNG TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH, CHO TRẺ SỨC KHỎE TỐT HƠN.
5HMOS VÀ NUCLEOTIDES – BỘ ĐÔI DƯỠNG CHẤT VÀNG TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH, CHO TRẺ SỨC KHỎE TỐT HƠN.

PGS. TS. Nguyễn Thị Việt Hà – Trưởng khoa tiêu hóa Bệnh viện Nhi Trung Ương, Phó trưởng Bộ môn Nhi ĐH Y Hà Nội

Tháng 12 27, 2021

Mong ước của tất cả các bà mẹ là con trẻ sau sinh có một hệ miễn dịch khỏe mạnh, cả đáp ứng miễn dịch bẩm sinh lẫn miễn dịch thu được để bắt kịp với môi trường sống bên ngoài vốn thay đổi không ngừng. Khoa học đã chỉ ra rằng 5HMOs và Nucleotides là bộ đôi dưỡng chất quan trọng trong sữa mẹ có vai trò tăng cường miễn dịch bẩm sinh (1) và miễn dịch thu được (2).

Miễn dịch khỏe sẽ giúp bé tự tin đón đầu sự thay đổi của thế giới hậu giãn cách

Đột phá với 5HMOs - Tăng cường vượt trội miễn dịch bẩm sinh

Hệ thống miễn dịch bẩm sinh (còn gọi là miễn dịch tự nhiên, miễn dịch không đặc hiệu) là hàng rào đầu tiên của cơ thể chống lại các vi sinh vật như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể (3). Hàng rào bảo vệ quan trọng này bao gồm các chất tiết của đường tiêu hoá trong đó có lớp chất nhày, tế bào biểu mô ruột, nhu động ruột (4). Hệ vi sinh đường ruột với sự đa dạng về chủng loại, ưu thế các lợi khuẩn được xem làm một cơ quan quan trọng của cơ thể. Chúng không chỉ bảo vệ cơ thể bằng cách tiết các chất có tác dụng kháng khuẩn, ức chế sự nhân lên, bám dính của các vi sinh vật gây bệnh, cạnh tranh thức ăn với các vi khuẩn có hại trên bề mặt ruột mà còn tương tác với các tế bào miễn dịch tại ruột tạo nên các đáp ứng miễn dịch thu được dồi dào giúp bảo vệ sức khoẻ cho trẻ tốt hơn (5).

Miễn dịch bẩm sinh của trẻ được phát triển từ trong bụng mẹ (6) và qua dinh dưỡng từ sữa mẹ sau khi chào đời, đặc biệt trong 6 tháng đầu tiên (7). HMOs trong sữa mẹ khi vào cơ thể của trẻ là nguồn thức ăn phong phú cho các lợi khuẩn ruột, hoạt động như mồi nhử cho các tác nhân gây bệnh bám vào và bảo vệ hàng rào niêm mạc ruột (20). Các nghiên cứu chuyên sâu đã chỉ ra vai trò quan trọng của HMO trong tăng cường miễn dịch và chuyển hoá tại ruột thông qua sự điều hoà các lợi khuẩn giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh (8). Điều hoà miễn dịch tại đường tiêu hoá không chỉ giảm các bệnh lý nhiễm khuẩn, bênh lý ruột viêm mà còn có tác dụng trên toàn cơ thể, tăng cường các đáp ứng miễn dịch toàn thân từ đó làm giảm các bệnh nhiễm trùng nói chung và nhiễm trùng hô hấp – vấn đề khá thường gặp ở trẻ nhỏ (9).

Có hơn 200 loại HMOs chia thành 3 nhóm chính (Acetylated, Fucosylated, Sialylated) (21). Thành phần và lượng các HMO này khác nhau giữa các bà mẹ, ở các quốc gia khác nhau. Bà mẹ mang gen chế tiết HMO cao sẽ tiết ra nhiều HMO hơn với thành phần phong phú hơn. Bà mẹ thuộc nhóm chế tiết thấp là những người không thể tiết 2’-FL hoặc tiết ra số lượng không đáng kể trong sữa. Tỷ lệ các bà mẹ mang gen chế tiết HMO khác nhau giữa các quốc gia. 35% các bà mẹ Việt Nam được xác định là mang gen chế tiết tiết HMOs thấp (10). Với mục tiêu mang lại dinh dưỡng gần với chuẩn mực vàng của sữa mẹ, các nhà khoa học đã nghiên cứu và xác định được 5 loại HMOs có tỉ lệ lớn nhất trong sữa mẹ, đó là 2’-FL, 3-FL, LNT, 3’-SL và 6’-SL (11).

Việc bổ sung 3-FL sữa công thức có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ trẻ. Cùng với 2’-FL, 3-FL là một loại HMOs dồi dào trong tất cả mọi sữa mẹ (12), chiếm 64% trong tổng lượng cả 5 loại HMOs (13). 3-FL hỗ trợ tiêu hóa và tăng nhu động ruột, thúc đẩy sự xâm nhập sớm của vi sinh vật trong ruột (14). Hai HMO này tăng khả năng kháng các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột phổ biến ở trẻ như Ecoli, Norovirus, Salmonella Fyris (15).

Tăng cường miễn dịch đúng cách sẽ giúp trẻ khỏe mạnh, tươi vui đón nhận các cơ hội học hỏi đầu đời

Nucleotides - Tăng miễn dịch thích ứng trước những biến đổi xung quanh

Nếu miễn dịch bẩm sinh là hàng rào bảo vệ thứ nhất cho trẻ với tác dụng bảo vệ nhanh nhưng thời gian bảo vệ ngắn thì miễn dịch thu được là hàng rào bảo vệ thứ hai vững bền hơn. Miễn dịch bẩm sinh tuy phản ứng ngay với mầm bệnh nhưng không đặc hiệu, phản ứng giống nhau thông qua quá trình viêm, tiết nhầy hoặc cuốn trôi tác nhân gây bệnh nên không phòng được nhiều tác nhân gây bệnh.

Lúc này, miễn dịch đáp ứng đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Miễn dịch đáp ứng phản ứng chậm và sẽ hình thành trí nhớ miễn dịch để kháng bệnh cho những lần tái nhiễm (16). Đây cũng là cơ chế quan trọng để tiêm vaccine phòng bệnh cho trẻ.

Nếu miễn dịch bẩm sinh là được mẹ cung cấp thì miễn dịch đáp ứng sẽ do cơ thể trẻ tự phát triển và hình thành trong quá trình thích ứng của cơ thể với môi trường xung quanh và trong đó, hỗ trợ dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng. Nucleotides là một hoạt chất sinh học được tìm thấy trong sữa mẹ (nồng độ toàn phần – TPAN là 72 mg/l) (22), tăng cường chức năng miễn dịch, phát triển đường tiêu hóa và thúc đẩy sự phát triển của hệ vi sinh khuẩn đường ruột (17); tăng sinh tế bào nhanh chóng nhằm phục hồi sau chấn thương, nhiễm trùng (18).

Cụ thể, Nucleotides giúp hỗ trợ gia tăng lượng kháng thể IgA huyết thanh và giảm tần suất tiêu chảy, tăng cường đáp ứng miễn dịch đối với vaccine phòng viêm màng não (Hib) và bạch hầu (19)… nhờ cơ chế ghi nhớ miễn dịch.

Như vậy, nếu xem miễn dịch bẩm sinh là lớp hàng rào thứ nhất thì miễn dịch đáp ứng là hàng rào thứ hai bảo vệ cơ thể. Việc hỗ trợ dinh dưỡng để phát triển cả hai lớp hàng rào này là rất quan trọng để trẻ khỏe mạnh và thích nghi với môi trường bên ngoài. 5HMOs với Nucleotides chính là “bộ đôi dưỡng chất vàng” giúp tăng cường 2 lớp miễn dịch cho trẻ trong năm tháng đầu đời.

SIM-C-482-21

-------------------------

SOURCES:
1) https://www.karger.com/Article/Fulltext/452818
2) https://www.frontiersin.org/research-topics/11744/the-versatile-role-of-nicotinamide-adenine-dinucleotide-in-immunity
3) https://www.microbiologybook.org/Vietnamese%20Immuno/vietnamese-immchapter1.htm
4) https://www.microbiologybook.org/Vietnamese%20Immuno/vietnamese-immchapter1.htm
5) https://www.microbiologybook.org/Vietnamese%20Immuno/vietnamese-immchapter1.htm
6) https://www.immunopaedia.org.za/immunology/advanced/3-immune-regulation-in-pregnancy/
7) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4165321/
8) https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S175646462030298X
9) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5920034/
10) https://www.nature.com/articles/s41598-018-34882-x
11) https://www.karger.com/Article/Fulltext/452818
12) https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31533061/
13) https://www.karger.com/Article/Fulltext/452818
14) https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31533061/
15) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5572490/
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4836343/
16) https://www.microbiologybook.org/Vietnamese%20Immuno/vietnamese-immchapter1.htm
17) Technical aspects of micronutrient addition to foods
R. Chaudhari, M. Fanion, in Food Fortification and Supplementation, 2008
18) Nutritional Modulation of Critical Illness
Daniel L. Chan DVM, DACVECC, DACVN, FHEA, MRCVS, in Small Animal Critical Care Medicine (Second Edition), 2015
19) Nucleotides in Infant Nutrition: A Must or an Option
Aaron Lerner MD MHA1 and Raanan Shamir MD2
Pickering L, Masor M, Granoff D, Erickson J, Paule C, Hilty M. Human
milk levels of nucleotides in infant formula reduce incidence of diarrhea.
FASEB J 1996;554A.
20) https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26375354/
21) Multifunctional Benefits of Prevalent HMOs: Implications for Infant Health
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/9445498/

Gợi ý sản phẩm

Bài viết liên quan