NUCLEOTIDES - DƯỠNG CHẤT ĐẶC BIỆT CẦN CHO MIỄN DỊCH ĐÁP ỨNG

NUCLEOTIDES_DƯỠNG CHẤT ĐẶC BIỆT CẦN CHO MIỄN DỊCH ĐÁP ỨNG
NUCLEOTIDES_DƯỠNG CHẤT ĐẶC BIỆT CẦN CHO MIỄN DỊCH ĐÁP ỨNG
NUCLEOTIDES_DƯỠNG CHẤT ĐẶC BIỆT CẦN CHO MIỄN DỊCH ĐÁP ỨNG

Tiến sĩ Phạm Diệp Thùy Dương – Giảng viên Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược TP.HCM

Tháng 09 08, 2021

Cơ thể bé yêu được bảo vệ bởi 2 lớp hàng rào: miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch đáp ứng. Hệ miễn dịch bẩm sinh có tính tức thì và không đặc hiệu – phản ứng ngay khi những tác nhân gây bệnh xâm nhập cơ thể bé, nhưng lại không đủ sức để tiêu diệt hoàn toàn mầm bệnh. Sau đó, nếu có sẵn và đủ mạnh, hệ miễn dịch đáp ứng, đặc hiệu cho từng loại tác nhân, sẽ lập tức đến tấn công diệt sạch hết mầm bệnh.

Miễn dịch bẩm sinh có được nhờ lượng kháng thể và tế bào miễn dịch mẹ truyền sang bé trong suốt thai kỳ (1) và có trong sữa mẹ sau khi chào đời (2).

Miễn dịch đáp ứng phải do cơ thể bé tự xây dựng, nhờ nhiều yếu tố: quá trình tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh từ môi trường (2), được hỗ trợ bởi vaccine (3), khả năng phát triển hệ vi sinh vật đường ruột lành mạnh (4) và các dưỡng chất có tác động miễn dịch (5). Một trong những dưỡng chất quý giá này là Nucleotides (6).

Nucleotides có trong sữa mẹ giúp hệ miễn dịch đáp ứng của bé phát triển và trưởng thành bằng cách nào?

Nucleotides đóng nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể, vì chúng là thành phần của nucleic acid, chất tổng hợp nên ADN, ARN, ATP và các coenzymes then chốt cho các phản ứng chuyển hóa. Chúng kiểm soát các đặc điểm di truyền, đại diện cho nguồn năng lượng bên trong tế bào, và đóng vai trò như chất nền trong con đường dẫn truyền tín hiệu. Việc nhận biết các tín hiệu nguy hiểm nội sinh bởi các tế bào của hệ thống miễn dịch sẽ giúp xác định chất lượng và sức mạnh của phản ứng miễn dịch, cũng như cho phép hệ thống miễn dịch phân biệt các sinh vật là có hại hay vô hại (7).

Mặt khác, trong những năm tháng đầu đời, cơ thể của bé phát triển cực nhanh. Để có thể đảm bảo tốc độ tăng trưởng này, cơ thể bé luôn cần sẵn sàng một nguồn Nucleotides dồi dào. Hơn nữa, khi bé yêu bị ốm, để giúp bé hồi phục nhanh chóng, nhu cầu này lại càng tăng cao (8; 9).

Trong cơ thể bé, Nucleotides:

- Thúc đẩy sự trưởng thành của tế bào T (T cell), một loại bạch cầu thuộc dòng tế bào lympho, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch đáp ứng của cơ thể,

- Hỗ trợ hoạt động của tế bào tiêu diệt tự nhiên (natural killer cell – NK), một loại bạch cầu có khả năng phản ứng nhanh với các tế bào nhiễm virus và tế bào bất thường, bao gồm cả các tế bào có khả năng hình thành ung thư

- Gia tăng đáng kể nồng độ kháng thể đáp ứng với các vaccine

- Đẩy mạnh quá trình trưởng thành của ruột và chữa lành tổn thương sau khi mắc bệnh tiêu chảy,

- Thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn có lợi trong hệ vi khuẩn đường ruột (5).

Công thức bổ sung Nucleotides với nồng độ 72mg/l giúp hệ miễn dịch của trẻ phát triển và thích ứng với môi trường

Vai trò quan trọng của Nucleotides đối với việc đẩy mạnh sự trưởng thành của đường ruột và tăng cường chức năng miễn dịch đáp ứng của bé đã thôi thúc các nhà khoa học bổ sung nó vào công thức dinh dưỡng với nồng độ 72mg/L, tương đương với Tổng Nucleosides tiềm năng sẵn có trong sữa mẹ (TPAN - Total potentially available nucleosides) (10; 11).

Các nghiên cứu khoa học về việc bổ sung Nucleotides ở nồng độ TPAN vào công thức cho trẻ nhỏ đã cho thấy những bằng chứng đáng tin cậy:

- Giúp gia tăng đáp ứng miễn dịch đối với vaccine ngừa bệnh do Hemophilus influenzae type b (Hib) và vaccine ngừa bạch hầu (12).

- Giúp tăng mạnh nồng độ kháng thể IgA và giảm nguy cơ tiêu chảy (13).

- Giúp phát triển tăng cường đề kháng chung của cơ thể, qua cơ chế thúc đẩy sự trưởng thành tế bào T và tạo ảnh hưởng trên các tế bào NK điều hòa miễn dịch.

Hệ tiêu hóa và miễn dịch khỏe mạnh nâng bước chân con khám phá thế giới đầy thách thức

Nếu không đủ sữa mẹ, hoặc không thể duy trì sữa mẹ đủ lâu, công thức bổ sung Nucleotides với nồng độ tối ưu TPAN 72mg/l là lựa chọn tối ưu để giúp hệ miễn dịch của trẻ phát triển và thích ứng với môi trường xung quanh.

SIM-C-406-21

----------

SOURCES:
1) https://www.nhs.uk/common-health-questions/childrens-health/how-long-do-babies-carry-their-mothers-immunity/
2) https://www.infantrisk.com/content/antibodies-immune-system-breastfeeding-basics
3) https://www.immune.org.nz/immunisation/immune-system-vaccination
4)https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5904715/
5) M. Walker. 2017. Breastfeeding management for the clinician using the evidence. 4th edi. Chapter 1. Influence of the biospecificity of Human milk. 9- 94
6) Aaron Lerner and Raanan Shamir. Nucleotides in Infant Nutrition: A Must or an Option.
IMAJ 2000;2:772–774. https://www.researchgate.net/publication/287681015_Nucleotides_in_infant_nutrition_An_update
7) Stefania Gorini, Lucia Gatta. Regulation of innate immunity by extracellular nucleotides.
Am J Blood Res. 2013; 3(1): 14–28. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3555188/
8) Jennifer R. Hess. The Role of Nucleotides in the Immune and Gastrointestinal Systems: Potential Clinical Applications. Nutrition in Clinical Practice 27 (2) April 2012.
9) Daniel L.Chan. Nutritional Modulation of Critical Illness.
https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/B9781455703067001288 \
10) Hess JR., Greenberg NA. The Role of Nucleotides in the Immune and Gastrointestinal Systems - Potential Clinical Applications. 2012. https://doi.org/10.1177/0884533611434933
11) Pickering LK. Pediatrics 1998. Modulation of the immune system by human milk and infant formula containing nucleotides. PMID: 9445498 DOI: 10.1542/peds.101.2.242
12) Kuo-Inn Tsou Yau, Chung-Bin Huang. Effect of nucleotides on diarrhea and immune responses in healthy term infants in Taiwan. J Pediatr Gastroenterol Nutr. 2003 Jan;36(1):37-43. doi: 10.1097/00005176-200301000-00009
13) Rachael H. Buck (2004). Effect of Dietary Ribonucleotides on Infant Immune Status. Part 2: Immune Cell Development. Pediatr Res 56: 891–900.

Gợi ý sản phẩm

Bài viết liên quan