QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC CỦA TRẺ SƠ SINH & PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN TRÍ NÃO CHO TRẺ

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC CỦA TRẺ SƠ SINH & PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN TRÍ NÃO CHO TRẺ
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC CỦA TRẺ SƠ SINH & PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN TRÍ NÃO CHO TRẺ
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC CỦA TRẺ SƠ SINH & PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN TRÍ NÃO CHO TRẺ

Chăm sóc trẻ sơ sinh
Tháng 10 20, 2021

Trẻ bắt đầu tiếp nhận thông tin và hình thành các kỹ năng nhận thức ngay từ khi chào đời. Trong giai đoạn này, trẻ có thể tìm tòi, cảm nhận về thế giới xung quanh thông qua sự chăm sóc, kích thích phát triển nhận thức từ chính cha mẹ. Sự phát triển này sẽ giúp trẻ hình thành các kỹ năng quan trọng như học hỏi, ghi nhớ, suy luận, giải quyết vấn đề, …

Quá trình phát triển nhận thức của trẻ sơ sinh

Trẻ tìm hiểu về thế giới rộng lớn thông qua những trải nghiệm nhỏ nhất từ những cái ôm đơn giản đến các hành động phức tạp. Nghiên cứu chứng minh rằng, trẻ có thể phát triển nhận thức tốt khi cảm thấy được an toàn và gần gũi.

Trong những tháng đầu tiên sau sinh, khả năng nhận thức của trẻ thể hiện qua hành động như luôn hướng về phía màu sắc tươi sáng, nơi có ánh đèn hoặc giọng nói của ai đó. Khi khả năng ghi nhớ và tập trung tăng lên, trẻ sẽ bắt đầu sử dụng tay, miệng để khám phá, tìm đồ vật bị giấu hoặc bắt chước theo những hành động quen thuộc.

Khi được 9 đến 12 tháng tuổi, trẻ bắt đầu tò mò và muốn được tương tác với cha mẹ nhiều hơn. Cha mẹ hãy cố gắng dành nhiều thời gian trò chuyện, thể hiện tình yêu thương với con để góp phần thúc đẩy sự phát triển nhận thức của trẻ.

Hỗ trợ sự phát triển nhận thức cho trẻ

Cha mẹ có thể áp dụng một số hoạt động đã được chứng minh có tác động tích cực đến nhận thức của trẻ như:

Đọc sách

Đọc sách là phương pháp tuyệt vời được chứng minh giúp thúc đẩy sự phát triển nhận thức ở trẻ. Trong tháng đầu tiên, cha mẹ có thể đọc cho trẻ nghe trước, đến tháng thứ 3, hãy chuyển sang các cuốn sách, truyện tranh có màu sắc rực rỡ kèm những hình ảnh quen thuộc. Những tháng sau đó, cha mẹ có thể tự tạo một cuốn sách riêng chứa hình ảnh của những người thân trong gia đình hoặc những đồ vật quen thuộc. Trẻ có thể chỉ chú ý trong vài phút nhưng lợi ích của việc đọc sách cho trẻ mỗi ngày sẽ mang lại kết quả tuyệt vời theo thời gian.

Giúp trẻ tự tin vào bản thân bằng những hành động lặp đi lặp lại

Trẻ phát triển khả năng tiềm tàng thông qua việc rèn luyện lặp đi lặp lại. Khi trẻ lặp đi lặp lại một hành động là lúc trẻ phát hiện ra mình có thể làm được việc đó, khẳng định khả năng và giúp trẻ thêm tự tin cũng như củng cố các kết nối của não bộ trong suốt năm đầu. Khi trẻ lớn dần, cha mẹ có thể nghĩ ra những trò chơi hay chuỗi hành động lặp đi lặp lại để hỗ trợ phát triển sự tự tin của trẻ.

Cho trẻ tiếp xúc đa dạng đồ chơi

Hãy cho trẻ tiếp xúc với nhiều loại đồ chơi có họa tiết, chất liệu khác nhau như thú nhồi bông, lục lạc hoặc các khối gỗ nhiều màu. Cha mẹ nên giới hạn số lượng đồ chơi từ một đến hai loại nhưng nhiều màu sắc khác nhau để giúp trẻ tăng độ tập trung. Ngoài ra, trẻ rất hay ngậm đồ chơi vào miệng nên hãy chú ý lựa chọn những loại không quá nhỏ và luôn quan sát khi trẻ chơi.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng có thể sáng tạo ra những trò chơi mới. Ví dụ như đặt quả bóng mà trẻ yêu thích vào trong một chiếc hộp để thử thách kỹ năng tư duy của trẻ và giúp trẻ không cảm thấy nhàm chán.

Giúp trẻ nhận biết kết quả của các hành động

Khi được 4 đến 5 tháng, trẻ bắt đầu cố ý làm rơi các đồ vật và muốn biết liệu mình có thể tác động đến mọi vật xung quanh hay không. Cha mẹ hãy đưa cho trẻ thìa gỗ, cốc nhựa hoặc hộp nhỏ và hướng dẫn cách chơi cùng với chúng.

Khi trẻ lớn hơn, cha mẹ có thể cho trẻ chơi những đồ chơi có khả năng tương tác hoặc chỉ cho trẻ cách nhấn nút, mở đồ chơi để tạo ra âm thanh. Việc nhìn thấy kết quả của các hành động sẽ củng cố sự tự tin của trẻ.

Để trẻ khám phá tự do trong vùng an toàn

Khuyến khích sự tò mò và khám phá của trẻ bằng cách để những đồ vật an toàn đối với trẻ (với hình dạng, màu sắc khác nhau) ở những nơi an toàn như ngăn kéo dưới hoặc tủ bếp. Các hành động như thả, đặt đồ vật vào bên trong tủ sẽ hỗ trợ phát triển nhận thức ở trẻ.

Chơi trò “giả vờ” cùng trẻ để củng cố tên gọi và chức năng của các đồ vật

Khi được 12 tháng tuổi, trẻ có thể nhận ra rằng các đồ vật đều có tên gọi và chức năng riêng. Để khuyến khích sự phát triển nhận thức, hãy đưa cho trẻ các đồ dùng như bàn chải đánh răng mềm, điện thoại đồ chơi, cốc, thìa và hướng dẫn cách sử dụng chúng. Khi trẻ làm được các hành động nào đó, cha mẹ đừng quên thể hiện cảm xúc tự hào, vui mừng để khích lệ trẻ nhé!

MOM-C-278-21

-------

Nguồn: https://www.similac.com/baby-feeding/development/brain-cognitive.html

Gợi ý sản phẩm