CÁC CỘT MỐC PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ SƠ SINH TRONG NĂM ĐẦU- SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ SƠ SINH TRONG THÁNG ĐẦU

CÁC CỘT MỐC PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ SƠ SINH TRONG NĂM ĐẦU- SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ SƠ SINH TRONG THÁNG ĐẦU
CÁC CỘT MỐC PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ SƠ SINH TRONG NĂM ĐẦU- SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ SƠ SINH TRONG THÁNG ĐẦU
CÁC CỘT MỐC PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ SƠ SINH TRONG NĂM ĐẦU- SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ SƠ SINH TRONG THÁNG ĐẦU

Chăm sóc trẻ sơ sinh
Tháng 10 20, 2021

Tháng đầu tiên là hành trình cho sự phát triển và học hỏi của cả mẹ và trẻ. Cùng tìm hiểu về các cột mốc quan trọng trong giai đoạn này, lời khuyên liên quan đến chăm sóc giấc ngủ và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ, v.v.

Chào mừng trẻ đến với cuộc sống

Mặc dù thoạt nhìn có vẻ như trẻ sơ sinh ngủ suốt nửa ngày, nhưng thực tế khi được 30 ngày tuổi, trẻ có ý thức nhiều hơn cha mẹ nghĩ. Hãy quan tâm theo dõi những thay đổi nhỏ vì trong tháng đầu tiên, cả trẻ và cha mẹ đã bắt đầu hành trình học hỏi và thấu hiểu lẫn nhau.

Lịch cho ăn: Thông thường khi được 1 tháng, trẻ sơ sinh có thể sẽ bú mẹ ít nhất 120 - 150 mL(1) và 5 đến 6 lần mỗi ngày. Điều này có thể thay đổi tùy vào thể trạng từng trẻ.

Lịch ngủ: Trẻ sơ sinh có thể ngủ từ 2 đến 3 giờ mỗi giấc, tổng cộng 16 đến 18 giờ mỗi ngày.

Trò chuyện cùng trẻ: Hãy tập trung, lắng nghe âm thanh. Vì trẻ đang cố giao tiếp với cha mẹ đấy.

Khi còn trong bụng, trẻ đã sử dụng nhiều giác quan của mình để lắng nghe thế giới bên ngoài thông qua sự bao bọc ấm áp của mẹ. Sau khi chào đời, trẻ phải trực tiếp tiếp nhận mọi thứ xung quanh, vì vậy cần những nỗ lực nắm bắt hết các thông tin mới mẻ và giao tiếp một cách tốt nhất.

Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh – Hãy tận hưởng Phương thức nuôi ăn dễ dàng và yên bình

Lần đầu làm mẹ có thể khiến cha mẹ gặp khó khăn khi cho trẻ bú. Mẹ có thể tìm hiểu thêm một số mẹo về cách cho ngậm bắt vú, các vị trí cho bú thông thường,…

Sự thay đổi nhu cầu ăn:

Từ 2 hoặc 3 ngày đầu, trẻ sơ sinh sẽ không bú nhiều trong mỗi cữ. Vì vậy hãy cho bú thường xuyên, với số lượng nhỏ.

Mẹ cần để ý các tín hiệu sẵn sàng ăn lại của trẻ như: Hành động vỗ nhẹ, cử động lưỡi và rung mắt. Khóc là một dấu hiệu trễ và rõ ràng hơn khi đói.

Nói chuyện nhẹ nhàng trong khi cho bú sẽ giúp trẻ lắng nghe, tiếp thu giọng nói của cha mẹ và kết nối việc giao tiếp này như là một tín hiệu cho ăn.

Sự phát triển của trẻ sơ sinh về thị giác, thính giác, xúc giác trong tháng đầu tiên

Trong tháng đầu tiên, tầm nhìn của trẻ sơ sinh là khoảng 30 cm. Trẻ sẽ thường xuyên nhìn chằm chằm và rất thích những đồ vật có hình dạng độc đáo và độ tương phản cao. Trẻ thích nhìn khuôn mặt ở cự ly gần, đặc biệt là biểu cảm của cha mẹ và thậm chí có thể bắt chước thái độ cha mẹ. 

Trẻ sơ sinh thông thường sẽ thích những âm thanh có nhiều thay đổi về giai điệu và nhịp độ, chẳng hạn như giọng nói hoặc âm nhạc phát ra từ cha mẹ. Tuy nhiên, trẻ sẽ có các phản ứng tiêu cực với âm thanh lớn. Vì mặc dù thính giác của trẻ sơ sinh đã dần hoàn thiện, nhưng sẽ khó nhận biết được nơi âm thanh phát ra khi chỉ mới 1 tháng tuổi. Một tiếng động mạnh do đó có thể làm trẻ giật mình, khóc, cơ thể hoặc chân cứng lại hoặc đẩy cánh tay ra ngoài và ra sau khỏi ngực.

Những phản xạ cơ bản đầu tiên như:

● Nắm, tóm nhẹ: Trẻ sẽ nắm lấy đồ vật hoặc ngón tay nhưng không giữ lâu.

● Ngáp: Giúp trẻ đưa thêm nhiều không khí vào lá phổi nhỏ.

● Tìm vú mẹ - Phản xạ gốc: Giúp trẻ học cách mở miệng và tìm núm vú của mẹ để bú.

● Kéo lại: Phản xạ này thường báo hiệu cơn đau hoặc bị thương.

● Hắt xì: Hắt hơi sẽ giúp mũi trẻ thông hơn.

● Nghiêng đầu sang một bên: Động tác này giúp mở đường thở nếu hô hấp của trẻ bị hạn chế.

Buổi đêm của trẻ sơ sinh càng ngày càng dài

Trẻ sơ sinh có thể ngủ từ 2 đến 3 giờ đồng hồ một giấc, tổng thời gian ngủ là từ 16 đến 18 giờ một ngày. Cha mẹ có thể giúp hình thành thói quen ngủ bằng cách lên kế hoạch cụ thể và cho trẻ ăn một giờ nhất định. Đừng quên chia sẻ, thông báo với bác sĩ nhi khoa về những thay đổi bất thường liên quan đến giấc ngủ hoặc các vấn đề khác.

Có nên cho trẻ tiêm phòng? - Câu trả lời chắc chắn là có

Tiêm chủng đều đặn, đúng thời điểm là cách duy nhất để bảo vệ trẻ cả trong hiện tại và tương lai, sau nhiều năm nữa. Vì vậy hãy đảm bảo cho trẻ được tiêm ngừa để có một sức đề kháng khỏe mạnh.

Tháng tiếp theo của trẻ sẽ diễn ra như thế nào? Trẻ dần thể hiện rõ tính cách

Ở tháng thứ 2, trẻ sơ sinh sẽ chưa trò chuyện được nhưng có rất nhiều hành động mới. Cha mẹ có thể mong đợi gì trong tháng thứ 2 của trẻ, đọc để tìm hiểu thêm.

SIM-C-222-21

-------

Nguồn:
https://www.similac.com/baby-feeding/milestones-development/1-month-old.html
(1). Lượng ăn của trẻ sơ sinh bao nhiêu là phù hợp? <https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/dinh-duong/luong-cua-tre-so-sinh-bao-nhieu-la-phu-hop/

Gợi ý sản phẩm