SỰ PHÁT TRIỂN CẢM XÚC VÀ NHẬN THỨC XÃ HỘI Ở TRẺ, CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÚP TRẺ TỰ DO BIỂU ĐẠT CẢM XÚC

SỰ PHÁT TRIỂN CẢM XÚC VÀ NHẬN THỨC XÃ HỘI Ở TRẺ, CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÚP TRẺ TỰ DO BIỂU ĐẠT CẢM XÚC
SỰ PHÁT TRIỂN CẢM XÚC VÀ NHẬN THỨC XÃ HỘI Ở TRẺ, CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÚP TRẺ TỰ DO BIỂU ĐẠT CẢM XÚC
SỰ PHÁT TRIỂN CẢM XÚC VÀ NHẬN THỨC XÃ HỘI Ở TRẺ, CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÚP TRẺ TỰ DO BIỂU ĐẠT CẢM XÚC

Chăm sóc trẻ sơ sinh
Tháng 10 20, 2021

Kể từ khi cất tiếng khóc đầu đời, trẻ đã học được cách giao tiếp với thế giới. Ở giai đoạn này, những biểu hiện cảm xúc của trẻ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhận thức xã hội cũng như cảm xúc. Những biểu hiện cảm xúc này sẽ liên tục được thay đổi và cải thiện trong cả quá trình phát triển của trẻ.

Trong những năm đầu tiên, các kỹ năng xã hội và cảm xúc của trẻ sẽ được phát triển, điển hình như: tương tác với mọi người xung quanh, thiết lập các mối quan hệ với gia đình và bạn bè, và đáp lại cảm xúc với những người xung quanh.

Những thông tin cung cấp dưới đây sẽ phần nào giúp mẹ có được sự hỗ trợ tốt nhất cho trẻ trong suốt quá trình phát triển này!

Vậy phát triển cảm xúc và nhận thức xã hội ở trẻ sơ sinh là gì?

Mỗi đứa trẻ sẽ phát triển theo một cách khác nhau, nhưng chúng đều có những nguyên tắc chung cho sự phát triển của trẻ từ giai đoạn sơ sinh đến khi đạt cột mốc 1 tuổi.

Trong tháng đầu tiên, ở trẻ thường xuất hiện những biểu hiện như nhăn mặt và cau có. Cho tới tháng thứ 2, trẻ sẽ bắt đầu thành thạo trong việc sử dụng nụ cười để tương tác với mọi người xung quanh, lúc này trẻ sẽ có cảm giác thích thú với sự thu hút mà mình tạo ra.

Khi đến giai đoạn được vài tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu hứng thú với việc vui chơi với những người mình thân quen và từ đó thúc đẩy phát triển một số kỹ năng giao tiếp. Một số ví dụ điển hình như: trẻ có thể tự mỉm cười trước hình ảnh trong gương của chính mình, gào thét để báo hiệu sự khó chịu mà bản thân đang gặp phải hay thể hiện sự yêu thích đối với một số người hoặc một số món đồ chơi nhất định.

Sự phát triển này cũng bao gồm việc trẻ thể hiện nỗi sợ trong những tình huống mới - Nhưng đừng lo lắng, vì với sự giúp đỡ của cha mẹ, trẻ sẽ dần học cách thích nghi với những vấn đề này!

Làm thế nào để hỗ trợ sự phát triển cảm xúc và nhận thức xã hội ở trẻ?

Quá trình phát triển của một đứa trẻ là một hành trình dài hạn, với tất cả các khía cạnh phát triển của một đứa trẻ, có nhiều cách giúp trẻ phát triển các kỹ năng xã hội và khả năng bộc lộ cảm xúc của mình. Mẹ có thể tham khảo các phương pháp dưới đây:

Luôn luôn phản hồi nhanh chóng và đáp ứng mong muốn của trẻ

Nghiên cứu đã cho thấy rằng, việc cha mẹ phản hồi với các nhu cầu thiết yếu của trẻ một cách nhanh chóng sẽ làm tăng cảm giác an toàn và tin cậy ở trẻ. Theo thời gian, điều này sẽ góp phần tạo dựng nên mối quan hệ bền chặt giữa cha mẹ và trẻ góp phần giúp trẻ trở nên tự tin hơn trong việc tự xoa dịu bản thân mà không cần đến sự giúp đỡ từ cha mẹ.

Thấu hiểu và nắm bắt các tính cách độc đáo ở trẻ

Thông qua việc quan sát, cha mẹ sẽ có sự thấu hiểu nhất định về các đặc điểm tính cách độc đáo và hành vi ở trẻ, điều này sẽ góp phần giúp cha mẹ đáp ứng được tốt nhất các nhu cầu thiết yếu mà trẻ mong muốn. Chẳng hạn như: một đứa trẻ cáu kỉnh có thể cần được ôm ấp hoặc làm trẻ phân tâm để trẻ có thể trở lại trạng thái tích cực, trong khi một đứa trẻ nhút nhát lại cần một chút thời gian để quan sát từ xa trước khi có thể trực tiếp tương tác với mọi người.

Hãy xem trẻ là trung tâm của mọi hoạt động tương tác

Khi trẻ không hưởng ứng hoặc quấy khóc với hoạt động cha mẹ vừa làm, hãy tạm ngưng ngay.

Nỗi sợ người lạ? - Không phải lo!

Vào giai đoạn tháng thứ 5, trẻ sẽ có sự nhận biết đối với một số cá nhân nhất định, và thường có nỗi sợ khi phải đối mặt với những người lạ mặt. Để giảm bớt sự e ngại của trẻ, hãy lên kế hoạch cho những buổi giới thiệu làm quen với trẻ và lựa chọn thời điểm thích hợp khi trẻ đã được nghỉ ngơi đầy đủ, khỏe mạnh và đã bú đủ no. Bên cạnh đó, một món đồ giúp trẻ thoải mái - chẳng hạn như thú bông hoặc một tấm chăn, có thể sẽ giúp trẻ cảm thấy an tâm hơn đấy!

Nỗi lo lắng của trẻ khi bị xa cách? - Đừng lo, có 1 trò chơi sẽ giúp giải quyết vấn đề đó!

Nỗi lo lắng khi bị xa cách là một nỗi sợ vô cùng phổ biến ở trẻ từ 6-8 tháng tuổi (thời điểm khi trẻ nhận ra cha mẹ có thể ‘rời đi’ bất cứ lúc nào). Hãy giúp trẻ cảm thấy an tâm hơn bằng việc biến khái niệm ‘biến mất’ của cha mẹ trong mắt trẻ trở thành một trò chơi!

Hãy bắt đầu bằng cách rời xa khỏi trẻ trong vòng vài giây và tăng khoảng thời gian cách xa nhau mỗi lần một chút. Một cách khác đó là hãy cho phép trẻ bò đến một khu vực an toàn trong nhà, sau đó đợi một phút hoặc lâu hơn. Trẻ sẽ bắt đầu học được rằng việc ở một mình không hẳn là một điều tồi tệ! Trong tình huống cha mẹ phải rời xa trẻ và chuyển giao cho một người khác, hãy đảm bảo quá trình chuyển tiếp được diễn ra một cách nhẹ nhàng bằng việc không lập tức rời đi ngay khi chuyển giao trẻ cho người khác.

Tăng cường nhận thức của trẻ với trò chơi soi gương

Khi trẻ được khoảng 12 tháng tuổi, hãy đứng cạnh với trẻ trước gương và giúp trẻ chỉ ra các bộ phận cơ thể khác nhau như: cánh tay hoặc mũi của mình. Sau đó, hãy khuyến khích trẻ làm điều tương tự. Di chuyển vào hoặc ra khỏi gương phản chiếu như một trò chơi ‘ú òa’ và tạo ra hoạt động giúp trẻ tương tác với khuôn mặt của mình bằng cách kêu gọi trẻ bộc lộ nhiều cảm xúc khác nhau dựa trên những gợi ý mà cha mẹ đề ra.

Hãy giới thiệu và khuyến khích trẻ tham gia các buổi vui chơi nhóm!

Mặc dù sẽ chưa có nhiều sự tương tác xã hội, việc thúc đẩy trẻ dành nhiều thời gian vui chơi cùng các bạn khác sẽ giúp trẻ xây dựng một nền tảng kết nối xã hội vững chắc, đặc biệt là trong những năm phát triển sau này.

MOM-C-279-21

-------

Nguồn: https://www.similac.com/baby-feeding/development/social-emotional.html

Gợi ý sản phẩm