Similac 4
- Title
- Similac 4
- Short Description
-
Trẻ 2-6 tuổi
Lựa chọn cho trẻ khỏe mạnh
- Detail Page Path
Chăm sóc trẻ sơ sinh
Tháng 10 20, 2021
Hầu hết trẻ sơ sinh không có cùng một tốc độ phát triển nhưng vẫn có những giai đoạn hình thành kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp chung. Cha mẹ có thể quan sát các cột mốc quan trọng, biểu hiện trong năm đầu để kỳ vọng vào khả năng của trẻ trong tương lai. Thêm vào đó, cha mẹ cũng cần trao đổi, chia sẻ với bác sĩ nhi khoa về những cột mốc này và sự tiến bộ ở trẻ.
Ở giai đoạn này, trẻ sẽ quan sát và học hỏi cách mọi người trò chuyện, đặc biệt là cha mẹ. Tuy nhiên, trẻ vẫn sẽ cần một khoảng thời gian mới có thể bắt đầu giao tiếp với thế giới xung quanh.
Mỉm cười
Phát ra âm thanh “bi bô”, “chẹp chẹp” (tiếng nước bọt trong miệng) (1) (2)
Quay đầu về hướng có âm thanh lạ
Nhiều kiểu khóc tương ứng với những nhu cầu khác nhau
Lắng nghe, nhận ra giọng nói của cha mẹ
Trẻ sơ sinh bắt đầu tập tạo ra các âm thanh mới và học nhiều cách trò chuyện với cha mẹ.
Mỉm cười
Điều chỉnh giọng điệu để thể hiện cảm xúc vui vẻ hoặc không hài lòng
Khi ở một mình phát ra âm thanh “bập bẹ” và “chẹp chẹp” (tiếng nước bọt trong miệng)
Bắt chước các âm thanh nghe thấy được
Tương tác với tiếng động từ đồ chơi
Phản ứng trước những thay đổi trong giọng nói của cha mẹ
Ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu cố gắng trò chuyện, giao tiếp với cha mẹ với giọng nói ngày một rõ ràng và dần học được nhiều khả năng ngôn ngữ hơn.
Hiểu một số từ cơ bản như: “không”, “bye-bye”
Phát ra âm thanh của những phụ âm và nguyên âm
Bắt chước những hành động và tiếng động
Nói được từ đơn gian như: “mama”, “baba”
Chủ động chỉ vào các đồ vật hoặc người thân
Trong giai đoạn này, trẻ bắt đầu hiểu các câu lệnh ngắn, yêu cầu đơn giản của cha mẹ, bắt chước những âm thanh nghe được nhờ sự phát triển của những kỹ năng ngôn ngữ cơ bản.
Phản ứng với yêu cầu, câu mệnh lệnh ngắn như: "dừng", "không"
Làm theo chỉ dẫn đơn giản như: "lại đây"
Nói được từ: “baba”, “dada”, “ừ - ồ”
Nhận biết tên gọi của các đồ vật quen thuộc như "giày"
Ngay lập tức bắt chước được những âm thanh
Điều chỉnh được giọng điệu khi nói chuyện
Cha mẹ có thể hỗ trợ trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ và giao tiếp trong năm đầu thông qua một số bài tập và mẹo đơn giản sau:
Thường xuyên trò chuyện với trẻ sơ sinh
Đọc lớn và chỉ vào những bức tranh
Khi trẻ chỉ vào một đồ vật, hãy nói cho trẻ biết đó là gì
Bắt chước âm thanh trẻ tạo ra và khuyến khích trẻ làm theo cha mẹ, ví dụ như giả vờ trò chuyện
Khen ngợi khi trẻ nói theo giống như cha mẹ
Mô tả những việc cha mẹ đang làm khi thấy trẻ dõi theo, quan sát như: “rửa bát” hoặc “gấp quần áo”
Chỉ ra cho trẻ những màu sắc và hình dạng khác nhau
Thêm vào những thông tin để câu nói chi tiết hơn. Ví dụ khi trẻ nói, “Mẹ ơi”, hãy đáp lại rằng “Con yêu ơi! Con ở đâu? Con đây rồi!”
Mô tả lại những hoạt động cha mẹ làm cùng trẻ như đi tắm, thay tã, mặc quần áo hoặc đưa trẻ đi đâu đó
Hát những bài hát đơn giản
MOM-C-280-21
--------
(1) https://www.verywellfamily.com/common-newborn-breathing-sounds-284379
(2) https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/cac-moc-tap-noi-cua-tre-so-sinh/
Nguồn: https://www.similac.com/baby-feeding/development/talk-language-activities.html
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/khi-nao-tre-bat-dau-tap-noi/?link_type=related_posts
Trẻ 2-6 tuổi
Lựa chọn cho trẻ khỏe mạnh
Trẻ 2-6 tuổi
Lựa chọn cho trẻ có nguy cơ đề kháng kém như trẻ sinh mổ, trẻ hay bệnh
Cho mẹ mang thai và cho con bú
Bạn đang rời khỏi trang web của Abbott Việt Nam và truy cập vào một trang web Abbott của một quốc gia khác. Nội dung của trang web mà bạn tiếp tục truy cập không chịu sự quản lý của Abbott Việt Nam. Vui lòng lưu ý chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung, sản phẩm, dịch vụ, quyền riêng tư và chính sách bảo mật thông tin tại trang này. Vui lòng xác nhận bạn có muốn tiếp tục không?