NHỮNG TRẢI NGHIỆM TRONG MÔI TRƯỜNG SỐNG CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GEN DI TRUYỀN CỦA TRẺ NHƯ THẾ NÀO?

NHỮNG TRẢI NGHIỆM TRONG MÔI TRƯỜNG SỐNG CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GEN DI TRUYỀN CỦA TRẺ NHƯ THẾ NÀO?
NHỮNG TRẢI NGHIỆM TRONG MÔI TRƯỜNG SỐNG CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GEN DI TRUYỀN CỦA TRẺ NHƯ THẾ NÀO?
NHỮNG TRẢI NGHIỆM TRONG MÔI TRƯỜNG SỐNG CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GEN DI TRUYỀN CỦA TRẺ NHƯ THẾ NÀO?

Chăm sóc trẻ sơ sinh
Tháng 10 20, 2021

Di truyền học biểu sinh (ngoại di truyền) là gì? Và nó có mối liên kết gì với sự phát triển của trẻ

Di truyền biểu sinh là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu mới cho thấy sự tác động của môi trường xung quanh ảnh hưởng lên hệ gen - điển hình như những trải nghiệm hằng ngày sẽ có sức ảnh hưởng đến khả năng biểu hiện gen của trẻ.

Trong quá trình phát triển, DNA cấu tạo nên gen của chúng ta tích lũy các chỉ thị hóa học nhất định để xác định mức độ biểu hiện nhiều hay ít của gen. Sự tập hợp của các hợp chất hóa học này được biết với tên gọi là “epigenome.” Với mỗi trải nghiệm khác nhau mà trẻ có, sẽ có sự sắp xếp lại giữa các chỉ thị hóa học này. Điều này lý giải được vì sao các cặp song sinh giống hệt nhau về mặt di truyền lại có thể có những biểu hiện khác nhau về mặt hành vi, kỹ năng, sức khỏe cũng như về các thành tích mà chúng đạt được.

Điều này chứng tỏ rằng quan niệm “bẩm sinh không thay đổi được" là hoàn toàn không đúng. Cuộc tranh cãi kịch liệt giữa hai khái niệm ‘bẩm sinh’ và ‘nuôi dưỡng’ giờ đây cũng đã đến hồi kết. Vì thực chất, sự ảnh hưởng của gen đều bao gồm sự cộng hưởng từ hai yếu tố này!

Di truyền biểu sinh lý giải vì sao những trải nghiệm đầu đời có sức ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của trẻ

Các gen mà trẻ thừa hưởng từ cha mẹ đẻ - có thể cung cấp những thông tin cần thiết định hướng cho sự phát triển sau này của trẻ. Ví dụ như: trẻ có thể phát triển chiều cao ra sao hay trẻ có thể có những tính cách như thế nào?

- Probiotics Bifidobacterium lactis BB-12®: là lợi khuẩn có tất cả các đặc tính quý giá của một probiotic. Có khả năng tồn tại mạnh mẽ trong đường tiêu hóa, nó phát huy vai trò ức chế các mầm bệnh, tăng cường chức năng hàng rào và tương tác miễn dịch. Bifidobacterium lactis BB-12 hỗ trợ phát triển hệ vi sinh vật khỏe mạnh ở đường tiêu hóa, cải thiện chức năng ruột, bảo vệ trẻ khỏi tiêu chảy và giảm thiểu tác dụng phụ ở trẻ do điều trị kháng sinh (chẳng hạn như tiêu chảy). Các nghiên cứu lâm sàng cũng đã cho thấy Bifidobacterium lactis BB-12 giúp tăng sức đề kháng cho bé trước các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thông thường, cũng như giảm tỷ lệ nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính (4).

Khi những trải nghiệm trong quá trình phát triển sắp xếp lại các dấu hiện biểu sinh chi phối biểu hiện của gen, chúng có thể được thay đổi hoặc gen có thể giải phóng lượng thông tin mà nó đang mang theo.

Do đó, “epigenome” có thể bị ảnh hưởng bởi những trải nghiệm tích cực, ví dụ như các mối quan hệ có tính hỗ trợ cao, các cơ hội khi được học tập hoặc cũng có thể bị ảnh hưởng từ các tác nhân tiêu cực như: độc tố đến từ môi trường hoặc điều kiện cuộc sống có nhiều áp lực.

Các yếu tố này để lại những dấu hiệu biểu sinh riêng biệt trên gen. Và đồng thời những dấu hiệu đó có thể mang tính tạm thời hoặc vĩnh viễn, và đều là những dấu hiệu có thể dễ dàng kích hoạt hoặc bất hoạt gen.

Nghiên cứu gần đây cho thấy đã có nhiều phương pháp có thể đảo ngược được những tác động tiêu cực nhất định và phục hồi các chức năng tích cực. Tuy nhiên, chiến lược tốt nhất được đề ra đó chính là củng cố lại các mối quan hệ tích cực và giảm mức độ căng thẳng để có thể xây dựng một bộ não khỏe mạnh ngay từ ban đầu.

Não của trẻ đặc biệt nhạy cảm với những thay đổi biểu sinh

Từ những trải nghiệm rất sớm trong đời, thời điểm khi não bộ đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ cũng là lúc dễ gây ra sự thích nghi với biểu sinh. Cũng từ đó sẽ góp phần ảnh hưởng tới việc liệu các gen có thể giải phóng các thông tin di truyền hay không, thời điểm diễn ra khi nào và ra sao để có thể xây dựng năng lực trong tương lai về sức khỏe, kỹ năng và khả năng phục hồi.

Một số dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng cao dành cho mọi đối tượng như phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi, cũng như giúp đỡ cho các những ông bố bà mẹ lần đầu, người chăm sóc sẽ giúp tạo ra những tác động hóa học liên quan đến gen của trẻ. Những mối quan hệ mang tính hỗ trợ cao và các trải nghiệm học tập phong phú bên cạnh đó sẽ góp phần giúp tạo ra các dấu hiệu di truyền biểu sinh tích cực kích hoạt tiềm năng di truyền.

Nghiên cứu khoa học mới nhất đã cho thấy những tác động đến từ môi trường có ảnh hưởng đến các biểu hiện của gen. Trên thực tế, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng những trải nghiệm đầu đời có thể xác định được các cách thức các gen bật và tắt và thậm chí liệu gen có được biểu hiện hay không. Do đó, những ý niệm cũ cho rằng gen không thể bị ảnh hưởng hoặc chỉ tự phát triển một cách độc lập là hoàn toàn sai. Cuộc tranh cãi giữa hai khái niệm liệu gen thuộc về yếu tố ‘bẩm sinh’ hay ‘môi trường nuôi dưỡng’ giờ đây hoàn toàn vô nghĩa - vì chúng thực chất đều bao gồm sự cộng hưởng từ cả hai.

Trong quá trình phát triển, DNA cấu tạo nên gen của chúng ta tích lũy các chỉ thị hóa học nhất định để xác định mức độ biểu hiện nhiều hay ít của gen. Sự tập hợp của các chỉ thị hóa học này được biết đến với tên gọi “epigenome.” Với mỗi trải nghiệm khác nhau mà trẻ có, sẽ có sự sắp xếp lại giữa các chỉ thị hóa học này. Điều này lý giải tại sao các cặp song sinh giống hệt nhau về mặt di truyền lại có thể có những biểu hiện khác nhau về mặt hành vi, kỹ năng, sức khỏe cũng như về các thành tích mà chúng đạt được.

Làm rõ các thông tin khoa học phổ biến thường bị hiểu sai

Cho đến hiện nay, những ảnh hưởng của gen được mặc định là đã có sẵn và các yếu tố như: trải nghiệm và môi trường xung quanh của trẻ lên cấu trúc não bộ cũng như kết quả sức khỏe thể chất và tinh thần lâu dài vẫn còn là một câu hỏi nan giải. Sự thiếu hiểu biết đó dẫn đến một số kết luận sai lầm về mức độ mà các yếu tố tích cực và tiêu cực đến từ trải nghiệm và môi trường xung quanh trẻ có thể có tác động đến sự phát triển của của thai nhi và trẻ nhỏ. Những quan niệm sai lầm đó sẽ được làm rõ để khắc phục.

Trái với suy nghĩ của số đông, các gen thừa hưởng từ cha mẹ không ảnh hưởng đến sự phát triển trong tương lai của một đứa trẻ

Sự khác biệt về trình tự DNA giữa các cá thể chắc chắn sẽ tác động đến cách thức biểu hiện của gen và cách mà các protein đã được mã hóa hoạt động. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng một phần - môi trường mà một người phát triển, trước và ngay sau khi sinh có thể mang đến những trải nghiệm mạnh mẽ giúp sửa đổi một số gen nhất định về mặt hóa học, từ đó xác định được mức độ và thời điểm mà chúng được biểu hiện. Do đó, trong khi các yếu tố di truyền có sức ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ, các yếu tố môi trường lại có khả năng làm thay đổi các gen đã được di truyền.

Mặc dù thường xuyên bị hiểu sai, những trải nghiệm tiêu cực từ thời thơ ấu của thai nhi có thể dẫn đến những thay đổi về vật lý và hóa học trong não bộ và có thể kéo dài đến suốt đời

Những trải nghiệm tiêu cực như: suy dinh dưỡng, tiếp xúc với các chất độc hóa học hoặc ma túy, sự căng thẳng trước khi sinh hoặc trong thời thơ ấu vẫn còn tồn đọng và ‘không bị lãng quên’, mà thay vào đó lại hình thành trong quá trình cấu trúc não bộ đang phát triển thông qua hệ biểu sinh. Những ‘ký ức sinh học’ liên quan đến những thay đổi biểu sinh này có thể ảnh hưởng đến các hệ thống cơ quan trong cơ thể và làm tăng rủi ro không chỉ để lại sức khỏe thể chất và tinh thần kém mà còn làm suy giảm khả năng học tập và hành vi trong tương lai.

Khả năng tăng cường sự phát triển khoẻ mạnh của não bộ của những chương trình được gọi là “bồi dưỡng cá nhân” vẫn chưa rõ ràng, dù truyền thông đang nói điều ngược lại

Trong khi các bậc cha mẹ và các chuyên gia luôn hy vọng rằng việc cho trẻ sơ sinh nghe các bản nhạc Mozart sẽ giúp tạo ra được những thay đổi về biểu sinh và giúp trẻ tăng cường phát triển nhận thức. Thực tế cho thấy, hoàn toàn không có bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng việc tiếp xúc ở điều kiện này sẽ giúp hình thành hệ biểu sinh hoặc tăng cường chức năng ở não. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những thay đổi biểu sinh cụ thể xảy ra trong các tế bào não khi các kỹ năng nhận thức như học tập và ghi nhớ phát triển, đồng thời kích hoạt lặp lại các mạch não dành riêng cho học tập và ghi nhớ thông qua các tương tác với môi trường, chẳng hạn như sự tương tác có phản hồi qua lại với người lớn, sẽ giúp tạo điều kiện thuận lợi và tích cực trong việc sửa đổi các biểu sinh. Bên cạnh đó, chúng ta cũng hiểu được rằng, chế độ dinh dưỡng hợp lý của các bà mẹ và thai nhi, kết hợp với các sự hỗ trợ tích cực về mặt tình cảm - xã hội của trẻ thông qua môi trường gia đình và cộng đồng, sẽ làm giảm khả năng mắc các biến đổi biểu sinh có ảnh hưởng tiêu cực làm suy giảm sức khỏe thể chất và tinh thần sau này.

Các hệ gen biểu sinh có thể bị ảnh hưởng bởi những trải nghiệm tích cực, ví dụ như các mối quan hệ có tính hỗ trợ cao, các cơ hội khi được học tập hoặc cũng có thể bị ảnh hưởng từ các tác nhân tiêu cực như: độc tố đến từ môi trường hoặc điều kiện cuộc sống có nhiều áp lực. Những yếu tố này đã góp phần mang lại những dấu hiệu biểu sinh riêng biệt ở gen. Những dấu hiệu này có thể mang tính tạm thời hoặc vĩnh viễn, và đều có sự ảnh hưởng đến mức độ dễ dàng bật hoặc tắt của các gen. Nghiên cứu gần đây đã cho thấy rằng, có rất nhiều cách để đảo ngược những thay đổi tiêu cực nhất định và khôi phục các chức năng lành mạnh, tuy nhiên điều đó đòi hỏi rất nhiều công sức và có thể sẽ không hiệu quả khi thay đổi tất cả các dấu hiệu của biểu sinh, và bên cạnh đó cũng vô cùng tốn kém. Vì vậy, chiến lược tốt nhất là củng cố lại các mối quan hệ tích cực và giảm thiểu mức độ căng thẳng để xây dựng não bộ khỏe mạnh ngay từ ban đầu, góp phần giúp trẻ lớn lên một cách lành mạnh và trở thành một công dân hiệu suất trong xã hội.

MOM-C-281-21

--------

Nguồn: https://developingchild.harvard.edu/resources/what-is-epigenetics-and-how-does-it-relate-to-child-development/ 

Gợi ý sản phẩm