CÁC CỘT MỐC PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ SƠ SINH TRONG NĂM ĐẦU- TRẺ SƠ SINH 2 THÁNG TUỔI

Các Cột Mốc Phát Triển Của Trẻ Sơ Sinh Trong Năm Đầu- Trẻ Sơ Sinh 2 Tháng Tuổi
Các Cột Mốc Phát Triển Của Trẻ Sơ Sinh Trong Năm Đầu- Trẻ Sơ Sinh 2 Tháng Tuổi
Các Cột Mốc Phát Triển Của Trẻ Sơ Sinh Trong Năm Đầu- Trẻ Sơ Sinh 2 Tháng Tuổi

Chăm sóc trẻ sơ sinh
Tháng 10 20, 2021

Giai đoạn 2 tháng tuổi là giai đoạn trẻ đang phát triển “các giác quan” mạnh mẽ và tích cực nhất. Trẻ dần nhận biết môi trường xung quanh và bộc lộ thông qua ánh mắt, cái chạm và nhiều hành động thú vị khác.

Trẻ trở nên nhạy cảm

Khi được 2 tháng, trẻ sơ sinh dần cảm nhận được các tiếp xúc theo hướng tích cực, các mẹ nên thường xuyên theo dõi, chia sẻ những điều mới mỗi ngày và lưu giữ kỉ niệm đặc biệt giữa hai người.

Lịch trình ăn: Khi được 2 tháng tuổi, trẻ sơ sinh có thể uống 120 mL đến 150 mL sữa công thức hoặc sữa mẹ (1) và từ 5 đến 6 lần một ngày.

Tăng cường tiếp xúc âm thanh: Trẻ sẽ rất thích thú khi được nghe cha mẹ nói và trò chuyện. Đây cũng là một cách tuyệt vời để giúp hình thành kỹ năng ngôn ngữ của trẻ. Âm thanh nhiễu từ radio hoặc TV có thể cản trở việc tiếp thu, vì vậy cha mẹ hãy giảm nhỏ âm lượng hoặc tắt các thiết bị điện tử, giúp trẻ tập trung phát triển ngôn ngữ.

Trẻ sơ sinh và cha mẹ bước đầu làm quen với nhau:

Khi còn trong bụng, trẻ đã sử dụng nhiều giác quan của mình để tiếp xúc với thế giới bên ngoài thông qua sự bao bọc ấm áp của mẹ. Sau khi chào đời, trẻ phải trực tiếp tiếp nhận mọi thứ xung quanh, vì vậy cần nỗ lực dùng hết các thông tin mới mẻ này để bắt đầu giao tiếp với mẹ một cách tốt nhất.

Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh: Trẻ gặp vấn đề về sữa có thể thể hiện qua phản ứng quấy khóc thông thường

Hầu hết các trẻ nhỏ đều hay quấy khóc và khó chịu. Các phản ứng này cộng thêm việc đầy hơi thường xuyên là điều hết sức điều bình thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trẻ có thể đang bị mẫn cảm với protein trong sữa *. Các dấu hiệu bao gồm:

● Nổi mẩn trên da, viêm da

● Phân có nước

● Cáu gắt

Nếu những phản ứng này xảy ra, hãy liên lạc với cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và đưa ra hướng giải quyết phù hợp. Nhân viên y tế có thể tư vấn cho trẻ sử dụng công thức đặc biệt, nếu trẻ bú mẹ , mẹ cần loại sữa khỏi chế độ ăn.

Giai đoạn 2 tháng tuổi, trẻ sơ sinh bộc lộ sự phát triển tự nhiên

Mỗi trẻ đều có tốc độ phát triển khác nhau, cha mẹ không nên quá lo lắng hay so sánh trẻ nhà mình đang hành động hoặc làm điều gì đó muộn hơn hoặc sớm hơn những trẻ khác.

Để quan sát những thay đổi tích cực của trẻ, cha mẹ tham khảo thêm các hoạt động có thể làm được vào cuối tháng thứ hai như:

● Mỉm cười khi cha mẹ chạm hoặc nói chuyện với trẻ

● Giật mình, khóc hoặc trở nên rất yên lặng khi nghe được âm thanh lớn

● Không còn nắm chặt tay

● Bắt đầu nhận ra cha mẹ

● Có thể nâng ngực khỏi sàn bằng cách sử dụng cẳng tay để đẩy

Ở tháng thứ 2, ngôn ngữ cơ thể của trẻ nói lên tất cả

Trẻ sơ sinh chưa thể nói được, nhưng cơ thể đang giao tiếp với cha mẹ rất mạnh mẽ và rõ ràng, chỉ cần cha mẹ biết để ý đến những thay đổi chi tiết của trẻ.

Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi vẫn đang tìm cách để thích ứng với thế giới bên ngoài. Ngủ là một ví dụ về cách mà trẻ đang học thích nghi và tương tác với cuộc sống mới. Khi mệt, nhắm mắt ngủ là một cách hiệu quả để tiết kiệm năng lượng cho sự tăng trưởng.

Trẻ truyền gửi những tín hiệu về sự phản hồi cũng như sự cho phép của mình trong các hoạt động thường ngày. Hãy quan sát thật kỹ ngôn ngữ cơ thể khi trẻ đang phản ứng, xử lý lại những kích thích với các mức độ mức độ khác nhau. Ví dụ như: khi sẵn sàng nói chuyện, cho ăn, đã nhận, hát, chơi,... Cơ thể của trẻ sẽ nói lên điều đó một cách rõ ràng cho cha mẹ biết.

Một số lời khuyên và những điều cha mẹ cần biết về thói quen ngủ của trẻ

Một số điều cần biết về thói quen ngủ và lời khuyên giúp trẻ cảm thấy thoải mái:

● Trẻ sơ sinh có thể ngủ trong thời gian ngắn hơn vào ban ngày và kéo dài hơn vào ban đêm.

● Để giúp trẻ quen với việc tự quay trở lại giấc ngủ, hãy nhẹ nhàng đặt xuống nôi khi trẻ vẫn còn tỉnh nhưng hơi hiu hiu buồn ngủ.

● Để đèn sáng và tương tác giúp không gian sống động, tươi sáng vào thời gian ban ngày.

● Tắt đèn trong phòng và giữ yên tĩnh vào buổi tối.

Tháng tiếp theo của trẻ sẽ diễn ra như thế nào? Trẻ biết ngẩng cao đầu và nắm giữ các đồ vật!

Đến tháng thứ 3, trẻ có thể cầm đồ chơi bằng tay và thu hút sự chú ý của cha mẹ bằng những âm thanh mới lạ. Cha mẹ có thể mong đợi gì trong tháng thứ 3 của trẻ, đọc để tìm hiểu thêm.

SIM-C-230-21

--------

(1) https://www.vinmec.com/vi/nhi-so-sinh/tu-van-bac-si/tre-7-den-8-thang-bao-nhieu-sua-la-du/
(2) https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/dinh-duong/dinh-duong-cho-be-9-thang-tuoi/
Nguồn
https://www.similac.com/baby-feeding/milestones-development/8-9-10-11-12-month-old.html

Gợi ý sản phẩm