CÁCH CHĂM SÓC TRẺ SINH MỔ: 7 LƯU Ý QUAN TRỌNG MẸ CẦN BIẾT

CÁCH CHĂM SÓC TRẺ SINH MỔ: 7 LƯU Ý QUAN TRỌNG MẸ CẦN BIẾT
CÁCH CHĂM SÓC TRẺ SINH MỔ: 7 LƯU Ý QUAN TRỌNG MẸ CẦN BIẾT
CÁCH CHĂM SÓC TRẺ SINH MỔ: 7 LƯU Ý QUAN TRỌNG MẸ CẦN BIẾT

Sinh mổ là phương pháp được lựa chọn khi việc sinh qua ngả âm đạo không an toàn đối với mẹ hoặc khi sức khỏe của mẹ và bé đang đối mặt với rủi ro [1]. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy trẻ sinh mổ có nguy cơ gặp nhiều bất lợi sức khỏe về lâu dài hơn so với trẻ sinh qua đường âm đạo [2,3]. Vì vậy, việc nhận thức được các vấn đề sức khỏe có thể gặp ở trẻ sinh mổ là điều quan trọng để giúp mẹ chăm sóc con đúng cách, đảm bảo trẻ phát triển khỏe mạnh.

Trong bài viết sau, mời bạn cùng theo dõi những thông tin xoay quanh vấn đề về sức khỏe của trẻ sinh mổ và những lưu ý quan trọng khi nuôi con nhé!

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc bé sinh mổ

Nhiều nghiên cứu gần đây đã cho thấy trẻ sinh mổ có nguy cơ mắc các bệnh lý về miễn dịch, tiêu hóa và hô hấp cao hơn so với trẻ sinh thường [2,3]. Do vậy, trước khi tìm hiểu cách chăm sóc trẻ sinh mổ, việc hiểu rõ các vấn đề sức khỏe thường gặp ở bé là rất quan trọng. Điều này giúp mẹ sẵn sàng và luôn biết cách xử trí các vấn đề trong hành trình nuôi con, giúp trẻ sinh mổ không bị “chệch” khỏi tiến trình tăng trưởng, từ đó giúp trẻ sinh mổ phát triển tốt hơn.

Thiệt thòi về hệ miễn dịch - Nỗi lo đối với sức khỏe bé sinh mổ

Sau sinh mổ, mẹ có nhiều nỗi lo về sức khỏe của bé. Do không đi qua đường sinh tự nhiên của mẹ, bé sinh mổ sẽ “bỏ lỡ” cơ hội nhận được các lợi khuẩn từ âm đạo của mẹ. Thay vào đó, hại khuẩn từ môi trường bệnh viện lại chiếm ưu thế nên bé sinh mổ có nguy cơ mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột [2,3].

Mẹ ơi, mẹ cũng đừng quá lo lắng. Trong quá trình chăm sóc bé, vẫn có nhiều cách để mẹ giúp bé “khắc phục” bất lợi này. Điều quan trọng nhất là mẹ cần kiên nhẫn nỗ lực giúp bé “củng cố” miễn dịch và phát triển khỏe mạnh ngay từ những ngày tháng đầu đời.

Trẻ đẻ mổ thường bị khò khè, dễ mắc bệnh hô hấp

Đối với trẻ sinh thường được sinh qua ngả âm đạo của mẹ, quá trình chuyển dạ và sức ép từ ống sinh có thể giúp đẩy chất lỏng trong phổi của bé ra ngoài [4,5]. Tuy nhiên, đối trường hợp sinh mổ thì mẹ cũng biết rằng con sẽ không trải qua quá trình này và không chịu sức ép từ ống sinh như các bé sinh thường. Điều này dẫn đến tình trạng còn sót dịch ối trong phổi khiến trẻ sau sinh mổ thở khò khè và dễ gặp các vấn đề về hô hấp hơn [4].

Các nghiên cứu cũng cho thấy trẻ sinh mổ có nguy cơ mắc nhiễm trùng hô hấp cao hơn 1.3 lần [6]. Vì vậy, mẹ cần chủ động trang bị thông tin về chăm sóc trẻ sinh mổ đúng cách để giúp con nâng cao miễn dịch và được bảo vệ tốt trước các mầm bệnh. 

Cách chăm sóc trẻ sinh mổ - 7 lưu ý quan trọng mẹ cần biết

1. Da kề da sau sinh [7]

Tiếp xúc da kề da giữa mẹ và bé là hoạt động không thể bỏ qua trong việc chăm sóc bé sau sinh, đặc biệt là trẻ sinh mổ đã “bỏ lỡ” các lợi khuẩn từ âm đạo của mẹ. Phương pháp da kề da (hay Kangaroo) sau sinh mang lại rất nhiều lợi ích cho trẻ sơ sinh nói chung và trẻ sinh mổ nói riêng. Hoạt động này không chỉ giúp giữ ấm cho bé, tăng cơ hội cho con bú mẹ sớm mà còn có thể giúp trẻ cải thiện hệ miễn dịch khi vừa chào đời, các lợi khuẩn từ mẹ sẽ truyền qua cho bé, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

2. Cho trẻ bú mẹ sớm nhất có thể và duy trì nguồn sữa mẹ

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Sữa mẹ rất giàu các thành phần hỗ trợ miễn dịch và các dưỡng chất như lactose, chất béo, HMO (Human milk oligosaccharides), protein, nucleotides, lợi khuẩn, khoáng chất…[8] Đối với trẻ sinh mổ, việc cho bé sớm bú mẹ lại càng quan trọng hơn nữa vì đây là cách tốt nhất để giúp bé thu hẹp “khoảng cách miễn dịch” với các bé sinh thường. Các thành phần của sữa mẹ cần thiết và quan trọng đối với trẻ sinh mổ phải kể đến là:

● HMO: Dưỡng chất nhiều thứ 3 trong sữa mẹ có vai trò nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, tạo nền tảng khoẻ mạnh cho hệ tiêu hoá, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ [9]. Kết quả của nghiên cứu cũng cho thấy HMO 2’-FL có thể giúp trẻ giảm nguy cơ nhiễm trùng hô hấp lên đến 66% [10].

● Nucleotides: Đây là dưỡng chất có thể giúp tăng cường sản sinh kháng thể. Theo kết quả của nghiên cứu, nucleotides là thành phần trong sữa mẹ có thể giúp hỗ trợ tăng sản xuất kháng thể lên đến 86% sau 6 tháng tiêm vaccine HIB. Ngoài ra, dưỡng chất này còn có tác dụng giúp giảm nguy cơ mắc tiêu chảy ở trẻ [11]

● Lợi khuẩn Bifidobacteria: Là một trong những nhóm lợi khuẩn quan trọng đối với hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh. Bổ sung lợi khuẩn Bifidobacterium sẽ giúp trẻ cân bằng hệ vi sinh đường ruột [12].

Nếu sau khi sinh mổ, mẹ gặp khó khăn khi cho bé bú, nhân viên y tế sẽ hướng dẫn bạn cách cho con bú mẹ tối đa và lựa chọn dinh dưỡng hỗ trợ khi cần thiết.

3. Theo dõi các vấn đề sức khỏe bất thường ở trẻ sinh mổ

Khi chăm sóc trẻ sơ sinh nói chung và trẻ sinh mổ nói riêng thì mẹ đừng bỏ qua bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở trẻ. Trong trường hợp mẹ nhận thấy bé có các biểu hiện đáng lo ngại như trẻ thở nhanh, thở co lõm ngực, co giật, bú kém, tím tái, lừ đừ… thì cần đưa bé đi khám ngay [13].

4. Tuân thủ lịch tiêm phòng và lịch khám sức khỏe định kỳ

Đối với trẻ sinh thường lẫn trẻ sinh mổ, việc tiêm phòng đầy đủ cho bé là một trong những điều quan trọng. Chủng ngừa bằng vaccine sẽ xây dựng khả năng phòng vệ tự nhiên của trẻ, giúp con được bảo vệ hiệu quả trước những căn bệnh nguy hiểm [14]. Vì vậy, bạn cần đảm bảo trẻ được tiêm phòng theo lịch khuyến cáo và cho con đi khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ.

5. Tránh để bé tiếp xúc với khói bụi, thuốc lá

Khói thuốc lá có thể gây hại cho phổi và dẫn đến các vấn đề về hô hấp [15]. Vì vậy, mẹ cần đảm bảo môi trường sống của bé luôn sạch sẽ và tránh để con tiếp xúc với khói thuốc lá [16], đặc biệt là với trẻ sinh mổ có sức đề kháng yếu và dễ mắc các bệnh hô hấp.

6. Theo dõi các cột mốc phát triển của bé

Theo dõi các cột mốc phát triển của trẻ có thể là cách giúp ích đối với sức khỏe tổng thể của con, giúp bác sĩ nắm bắt được khi sự phát triển của trẻ diễn ra bất thường [17]. Đối với trẻ sau sinh đến 36 tháng tuổi, các bác sĩ sẽ đo cân nặng, chiều dài và chu vi vòng đầu. Với trẻ lớn hơn, bác sĩ đo cân nặng, chiều cao và chỉ số khối cơ thể (BMI). Điều quan trọng là phải xem xét, so sánh các số đo về cân nặng và chiều cao để có được bức tranh đầy đủ về sự phát triển của trẻ. Nếu bạn có bất kỳ mối lo hoặc thắc mắc nào về sự tăng trưởng của con thì nên tham khảo sự tư vấn của bác sĩ [18].

SIM-C-294-23

Gợi ý sản phẩm