LÀM GÌ ĐỂ TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH CHO TRẺ SINH MỔ PHÁT TRIỂN TỐI ƯU?

LÀM GÌ ĐỂ TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH CHO TRẺ SINH MỔ PHÁT TRIỂN TỐI ƯU?
LÀM GÌ ĐỂ TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH CHO TRẺ SINH MỔ PHÁT TRIỂN TỐI ƯU?
LÀM GÌ ĐỂ TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH CHO TRẺ SINH MỔ PHÁT TRIỂN TỐI ƯU?

Chăm sóc bé sinh mổ như thế nào để giúp bé phát triển tối ưu là trăn trở thường gặp của đa số các mẹ sinh mổ. Nếu bạn cũng đang trong tình cảnh này thì cũng đừng quá lo lắng. Dù miễn dịch của bé sinh mổ có nguy cơ kém hơn bé sinh thường nhưng vẫn có cách để khắc phục. Quan trọng nhất là bạn hãy chủ động tìm hiểu các giải pháp dinh dưỡng phù hợp nhất để giúp bé củng cố miễn dịch ngay từ những ngày đầu đời. Qua đó, bé sẽ phát triển khỏe mạnh và vững vàng khám phá thế giới.

Theo dõi những thông tin của bài viết bên dưới sẽ giúp mẹ tích lũy nhiều kiến thức bổ ích và có thể tăng cường miễn dịch cho con ngay từ lúc sinh mổ. Cùng theo dõi, mẹ nhé!

Theo WHO khuyến nghị, tỉ lệ sinh mổ chỉ nên được duy trì trong mức 10-15%. Tuy nhiên, ở Việt Nam, con số này chiếm tới 34.4% tổng số ca sinh ở Việt Nam trong năm 2020 - 2021, tăng 6.9% so với năm 2014 [1]. Việc sinh mổ sẽ được áp dụng trong một vài trường hợp y tế để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và con. Tuy nhiên, hiện tại nhiều cặp vợ chồng có xu hướng lựa chọn sinh mổ chủ động vì những lý do không theo chỉ định y khoa và việc này có thể gây ra rất nhiều bất lợi đối với trẻ sinh mổ [2].

Những bất lợi thường gặp khi chăm sóc bé sinh mổ

Các nghiên cứu từ lâu đã chỉ ra việc sinh mổ có thể khiến trẻ có nguy cơ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe hơn so với trẻ sinh thường. Dưới đây là những vấn đề thường gặp mà ba mẹ cần lưu ý:

Vấn đề hô hấp

Khi sinh thường, bé sẽ phải đi qua cổ tử cung và đường âm đạo của mẹ. Quá trình bị ép lâu và kéo dài này sẽ giúp đẩy bớt nước trong phổi trẻ ra ngoài, từ đó trẻ sẽ thở dễ dàng hơn sau sinh. Đối với trẻ sinh mổ, việc không được sinh qua đường sinh tự nhiên của mẹ khiến trẻ không trải qua áp lực ép lồng ngực giúp tống/đầy nước ối trong phổi ra ngoài [4]. Việc tồn dịch phổi dẫn đến tình trạng trẻ sinh mổ khò khè, khó thở, ho ra dịch đờm nhầy… Một số trẻ cũng có thể gặp phải những cơn thở nhanh thoáng qua. Các biểu hiện đặc trưng bao gồm nhịp thở nhanh, thở khò khè, da tím tái… [5]

Nhiều nghiên cứu còn phát hiện trẻ sinh mổ có nguy cơ mắc nhiễm trùng hô hấp cao hơn gấp 1,3 lần so với trẻ sinh thường. Đồng thời, nguy cơ bị hen suyễn khi lớn lên cũng cao hơn [3, 6].

Vấn đề tiêu hóa

Một điểm khác biệt lớn nữa giữa trẻ sinh mổ và trẻ sinh thường đó là hệ vi sinh đường ruột. Khi sinh thường, bé có thời gian tiếp xúc với hệ vi khuẩn trong âm đạo của mẹ và “thừa hưởng” những lợi khuẩn này. Từ đó, hình thành nên hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn.

Ngược lại, sự hiện diện của những lợi khuẩn này ở đường ruột trẻ sinh mổ lại rất ít. Đồng thời các hại khuẩn có trong môi trường bệnh viện lại chiếm ưu thế hơn nên hệ vi sinh đường ruột của trẻ sinh mổ dễ mất cân bằng. Điều này cũng lý giải vì sao bé sinh mổ dễ mắc bệnh lý về tiêu hóa, liên quan đến dạ dày và ruột hơn [6].

Vấn đề hệ miễn dịch

Khoảng 70 – 80% tế bào miễn dịch hiện diện ở đường ruột, vì vậy sự cân bằng hệ tiêu hóa có vai trò rất quan trọng đối với khả năng miễn dịch của bé [7]. Theo nhiều nghiên cứu, trẻ sinh mổ có nguy cơ miễn dịch kém hơn bé sinh thường 1,5 lần [8].Khi sinh mổ, trẻ thường có nguy cơ mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột do không tiếp xúc với lợi khuẩn của mẹ nên kéo theo hệ miễn dịch của trẻ sinh mổ cũng có nguy cơ kém hơn so với trẻ sinh thường. Do đó, khiến cho trẻ sinh mổ thường gặp khó khăn trong việc chống lại bệnh tật và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng hơn ở thời thơ ấu [6].

Tăng cường miễn dịch cho trẻ sinh mổ bằng 3 lớp bảo vệ tối ưu

Sữa mẹ rất quan trọng đối với sự phát triển khỏe mạnh của trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh mổ có nguy cơ miễn dịch kém và dễ gặp các vấn đề sức khỏe. Sữa mẹ có nhiều thành phần hỗ trợ hệ miễn dịch, được nhắc đến nhiều nhất là:

Dưỡng chất HMO

HMO (Human Milk Oligosaccharide) là thành phần dinh dưỡng nhiều thứ ba trong sữa mẹ, chỉ sau lactose và chất béo. Hầu hết các mẹ sau sinh đều tiết sữa có chứa HMO, thế nhưng, số lượng và sự đa dạng của HMO có trong sữa mẹ là khác nhau tuỳ thuộc vào nền tảng di truyền của mỗi bà mẹ [9].

Trong đó, chiếm 50% hàm lượng dưỡng chất HMO trong sữa mẹ đó là 5 loại HMO: LNT, 2’-FL, 3-FL, 3’SL và 6’-SL. Một số nghiên cứu đã chứng minh vai trò của quan trọng của HMO đối với trẻ sơ sinh bao gồm khả năng thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn, tăng cường sức khỏe đường ruột, giảm nguy cơ nhiễm trùng và nâng cao khả năng miễn dịch cho trẻ [10].

Nucleotides tăng cường sự bảo vệ vượt trội

Nucleotides là một trong các hợp chất được tìm thấy với hàm lượng cao trong sữa mẹ với vai trò:

● Tăng cường sản sinh tế bào miễn dịch và kháng thể, giúp trẻ củng cố hệ thống miễn dịch, nâng cao khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn [11].

● Đẩy nhanh quá trình phục hồi đường ruột sau tiêu chảy hoặc sau thời gian trẻ bú kém [12].

● Tăng khả năng sản xuất kháng thể nhiều hơn 86% sau 6 tháng tiêm vaccine HIB [13].

Bifidobacterium cải thiện hệ vi sinh đường ruột của trẻ

Ngoài việc cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh, sữa mẹ còn chứa nhiều loại vi khuẩn có lợi như Lactobacilli, Bacteroides and Bifidobacterium [14]. Một trong những chủng lợi khuẩn quan trọng nhất là Bifidobacterium có vai trò củng cố hệ tiêu hóa, giúp giảm nguy cơ và số ngày mắc tiêu chảy ở trẻ [15]. Vì vậy, việc bú mẹ không chỉ cung cấp năng lượng cho bé phát triển thể chất mà còn giúp đảm bảo ổn định hệ vi sinh đường ruột để miễn dịch của trẻ tốt hơn.

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Trong trường hợp không thể cho bé bú, mẹ có thể nhờ đến sự hỗ trợ từ các nhân viên y tế để tìm được giải pháp dinh dưỡng phù hợp cho bé.

SIM-C-297-23

Gợi ý sản phẩm