Quy tắc giúp mẹ lên thực đơn giúp bé tăng cân khỏe mạnh

QUY TẮC VÀNG GIÚP MẸ XÂY DỰNG THỰC ĐƠN DINH DƯỠNG GIÚP TRẺ TĂNG CÂN KHỎE MẠNH

QUY TẮC VÀNG GIÚP MẸ XÂY DỰNG THỰC ĐƠN DINH DƯỠNG GIÚP TRẺ TĂNG CÂN KHỎE MẠNH
QUY TẮC VÀNG GIÚP MẸ XÂY DỰNG THỰC ĐƠN DINH DƯỠNG GIÚP TRẺ TĂNG CÂN KHỎE MẠNH
QUY TẮC VÀNG GIÚP MẸ XÂY DỰNG THỰC ĐƠN DINH DƯỠNG GIÚP TRẺ TĂNG CÂN KHỎE MẠNH

Thực tế trẻ chậm tăng cân là mối lo ngại thường trực của bố mẹ, việc này có thể dẫn đến nhiều hệ quả khác như trẻ bị suy dinh dưỡng, còi cọc hoặc suy giảm sức đề kháng,… Những gợi ý dưới đây có thể giúp mẹ xây dựng một thực đơn phù hợp giúp trẻ tăng cân khỏe mạnh, hiệu quả. 

Giúp trẻ tăng cân như thế nào là hợp lý?

Dựa vào tiêu chuẩn cân nặng và chiều cao của trẻ đã được Tổ chức Y tế Thế giới nghiên cứu, bố mẹ có thể xác định mức độ tăng trưởng về cân nặng của trẻ theo giới tính và từng độ tuổi là phù hợp chưa. Thông thường, biểu đồ tiêu chuẩn này sẽ có trong các số khám bệnh của trẻ, trong đó sẽ có các chỉ số cân nặng từ bình thường đến nhẹ cân hoặc thừa cân. Gợi ý mẹ cách sử dụng biểu đồ tăng trưởng cho trẻ tại đây.

Thông thường, cân nặng của trẻ sẽ phát triển nhanh chóng vào khoảng thời gian sau sinh và giảm dần cho đến độ tuổi tiền dậy thì. Cụ thể:

  • Từ lúc sinh đến 3 tháng: mỗi tháng trẻ tăng 600 - 800g, có tháng trẻ tăng đến 1kg.

  • Từ 3 - 6 tháng: mỗi tháng trẻ tăng 500 - 600g.

  • Từ 6 - 9 tháng: mỗi tháng trẻ tăng 400 - 500g.

  • Từ 9 - 12 tháng: mỗi tháng trẻ tăng 300 - 400g.

  • Từ 12 - 24 tháng: mỗi tháng trẻ tăng 150 - 300g.

  • Từ 2 - 10 tuổi: mỗi tháng trẻ tăng 100 - 200g.

Tuy nhiên, việc phát triển cân nặng của trẻ còn bị ảnh hưởng bởi chế độ dinh dưỡng và hoạt động hằng ngày, do đó mẹ có thể nhận thấy trẻ sẽ tăng nhiều hơn và ít hơn những con số trên trong quá trình tăng trưởng.

 

NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ CHẬM TĂNG CÂN?

Mẹ có biết, chậm tăng cân ở trẻ thường xuất phát từ rất nhiều nguyên do khác nhau. Hãy để PediaSure mách mẹ những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến trẻ chậm tăng cân nhé.

  • Thiếu vitamin và khoáng chất: chế độ ăn hàng ngày của trẻ bị thiếu hụt các dưỡng chất như Kẽm, Kali, Sắt, Canxi, Vitamin A, B, D,… dẫn đến việc trẻ chậm tăng cân.

  • Rối loạn tiêu hoá: hệ tiêu hoá của trẻ vốn rất non nớt, do đó các triệu chứng như táo bón, đầy bụng, dẫn tới khó hấp thu,… cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng cân.

  • Trẻ biếng ăn: tình trạng chán ăn có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dưỡng chất, khiến trẻ thụt lùi cân nặng so với bạn bè đồng trang lứa.

  • Chế biến thức ăn sai cách: việc cung cấp dư thừa lượng đường hoặc muối, dùng thức ăn chế biến sẵn trong khẩu phần ăn cũng có thể là nguyên nhân khiến cân nặng trẻ “giậm chân tại chỗ”.

  • Thói quen không khoa học: việc bố mẹ cho trẻ tắm sau khi ăn, uống nước hoặc ăn vặt nhiều trước bữa ăn,… là những thói quen không hợp lý gây ảnh hưởng đến tình trạng trẻ chậm tăng cân.

  • Cho trẻ hoạt động quá mức: trẻ hiếu động, ham chơi cần một lượng năng lượng bổ sung cao, nếu không nhận biết điều đó mà chỉ cung cấp một lượng calo bình thường, trẻ sẽ bị thiếu hụt năng lượng cũng sẽ ảnh hưởng đến việc giúp trẻ tăng cân khỏe mạnh.

 

03 “quy tắc vàng” trong việc xây dựng thực đơn giúp trẻ tăng cân khỏe mạnh, mẹ cần biết!

 

1. Nạp đủ năng lượng để bé tăng trưởng bình thường

 

Mọi hoạt động của cơ thể đều cần đến năng lượng. Ngay cả khi ngủ, cơ thể vẫn cần năng lượng cho các hoạt động trao đổi chất, tuần hoàn, hô hấp và duy trì nhiệt độ cơ thể. Và nguồn năng lượng chính của cơ thể đến từ việc bổ sung trực tiếp chất dinh dưỡng vào cơ thể qua thực phẩm ăn hằng ngày. 

Mỗi loại thức ăn khác nhau sẽ cung cấp một lượng năng lượng khác nhau. Vậy nên việc bổ sung và duy trì cân bằng năng lượng cho cơ thể tăng trưởng bình thường là điều kiện tiên quyết để có thể giúp trẻ tăng cân khỏe mạnh về sau.

 

Thông thường, mỗi trẻ sẽ có một nhu cầu năng lượng riêng, tuỳ thuộc vào độ tuổi, giới tính, cân nặng hay các hoạt động thường ngày. Năng lượng chứa trong thức ăn được đo bằng Kilocalorie (kcal) hoặc Kilojoule (kJ). Để ước tính nhu cầu năng lượng của trẻ, mẹ có thể sử dụng công thức sau:

1000 Kcal + 100 x số tuổi của bé

Để xem kết quả chi tiết hơn, bố mẹ cũng có thể sử dụng công cụ tính toán năng lượng theo ngày cho bé của PediaSure tại đây, đây là một công cụ mới giúp bố mẹ tính toán được lượng calo hàng ngày trẻ cần sử dụng là bao nhiêu và có phù hợp với nhu cầu năng lượng của trẻ hay không.

2. Đảm bảo bữa ăn của trẻ chứa đầy đủ và cân bằng 4 nhóm dưỡng chất

Thực đơn của trẻ phải luôn đảm bảo đủ 4 nhóm dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển, gồm:

  • Bột đường: cơm, bún, mì, nui,…

  • Đạm: thịt, cá, trứng,…

  • Chất béo: dầu thực vật, đậu các loại,…

  • Vitamin và khoáng chất: rau xanh, trái cây tươi,…

Một lưu ý nhỏ là mẹ không nên sử dụng quá 30% lượng chất béo trong bữa ăn hàng ngày của trẻ, vì điều này có thể làm mất cân bằng dinh dưỡng, khiến trẻ hấp thu dư thừa lượng chất béo dẫn đến tăng cân quá mức và béo phì.

 

3. Bổ sung đa dạng các loại thực phẩm

Một bữa ăn quá đơn điệu khiến trẻ chán ăn dẫn đến ảnh hưởng không tốt đến quá trình giúp trẻ tăng cân, nếu tình trạng này kéo dài sẽ dần đến việc trẻ mất hứng thú với những bữa ăn. Do đó, mẹ nên đảm bảo thực đơn của trẻ được thay đổi đa dạng nhiều món ăn khác nhau, đủ về cả số lượng lẫn dưỡng chất.

Ngoài ra mẹ cũng có thể trang trí món ăn bắt mắt hơn để thu hút sự chú ý và thèm ăn của trẻ, tăng cảm giác thích thú trong khi ăn.

 

Mẹ có thể tìm hiẻu thêm những bí quyết giúp trẻ tăng cân khỏe mạnh, cân đối tại đây.

 

PediaSure - Nguồn dinh dưỡng đầy đủ và cân đối với 37 dưỡng chất giúp bé tăng cân nặng, chiều cao và sức đề kháng rõ rệt chỉ sau 9 tuần sử dụng.(*)

 

(*) Pedro A.Alarcon, Hiệu quả của dinh dưỡng bổ sung cho trẻ biếng ăn bắt kịp đà tăng trưởng. Nghiên cứu trên trẻ biếng ăn có nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng, so với chế độ dinh dưỡng thông thường.

Bài viết liên quan

Sản phẩm khuyên dùng

PED-C-119-21