Tình trạng trẻ thấp còi 

Tình trạng trẻ thấp còi

BỎ TÚI NHỮNG BÍ QUYẾT TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH CHO TRẺ
BỎ TÚI NHỮNG BÍ QUYẾT TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH CHO TRẺ
BỎ TÚI NHỮNG BÍ QUYẾT TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH CHO TRẺ

pediasure powder

Main Image

product

Title
PEDIASURE DẠNG BỘT HƯƠNG VANI
Detail Page Path

Mua ngay

Suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em là dạng suy dinh dưỡng phổ biến nhất đang xảy ra trên phạm vi toàn cầu. Riêng ở Việt Nam, cứ 4 trẻ thì có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi1. Trẻ em thấp còi có xu hướng ốm đau thường xuyên hơn, học kém hơn và lớn lên có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, và dễ mắc các bệnh mạn tính khi trưởng thành2. Trong bài viết này, các bố mẹ sẽ được trang bị thêm kiến thức về suy dinh dưỡng thấp còi, nguyên nhân gây ra bệnh và những cách có thể khắc phục tình trạng này.

Cứ 4 trẻ em ở Việt Nam thì có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi1.

Tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi trong 1.000 ngày đầu tiên kể từ khi thụ thai để lại những tác động tiêu cực cho trẻ trong cả ngắn hạn và dài hạn.

Sử dụng biểu đồ tăng trưởng của WHO

Suy dinh dưỡng thấp còi là gì?

Bất kỳ người làm bố, làm mẹ nào cũng mong muốn con mình phát triển tốt. Hầu hết bố mẹ đều theo dõi chiều cao của con thường xuyên, đôi khi bằng cách đánh dấu trên tường phòng ngủ của con và theo dõi sự phát triển của con theo thời gian. Sau khi đo lường được các mốc tăng trưởng của con thì điều quan trọng tiếp theo là so sánh với những đứa trẻ khác cùng tuổi để biết con mình có đang thấp so với tuổi hay không?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa thấp còi là “sự suy giảm về tăng trưởng và phát triển mà trẻ em gặp phải do dinh dưỡng kém, nhiễm trùng lặp đi lặp lại và hỗ trợ tâm lý xã hội không đầy đủ” 2. Trẻ em được định nghĩa là thấp còi khi chiều cao của trẻ thấp hơn 2 độ lệch chuẩn (-2SD) dựa theo bảng tăng trưởng của WHO. 

Ví dụ: chúng ta hãy xem xét so sánh chiều cao giữa trẻ bình thường và trẻ thấp còi ở 3 tuổi, dựa trên bảng chiều cao theo tuổi của WHO cho trẻ từ 2-5 tuổi, trẻ trai 3 và trẻ gái 4.

 

 

Giới tính

 

 

 

 

BÉ TRAI

 

 

 

 

BÉ GÁI

 

 

 

 

Trẻ bình thường (Trung bình)

 

 

 

 

96.1 cm

 

 

 

 

95.1 cm

 

 

 

 

Trẻ thấp còi (Ít hơn -2 độ lệch chuẩn)

 

 

 

 

88.7 cm

 

 

 

 

87.4 cm

 

 

 

Bạn có thể tìm bảng và biểu đồ chiều cao theo tuổi của WHO cho các nhóm tuổi và giới tính khác tại đây

Nguyên nhân gây ra suy dinh dưỡng thấp còi?

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi thường được tìm thấy từ ngay chính trong gia đình. Chúng có thể bao gồm:

  • Dinh dưỡng và sức khỏe của mẹ không tốt trong thai kỳ 

  • Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh không đầy đủ

  • Trẻ kém ăn thức ăn bổ sung sau 6 tháng tuổi

  • Nhiễm trùng lặp đi lặp lại dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch, tạo ra một vòng luẩn quẩn. 

  • Trẻ em bị bệnh chán ăn, dẫn đến không nhận được đủ chất dinh dưỡng để phát triển

Tác động của yếu tố di truyền? Một sự nhầm lẫn điển hình là di truyền (cha mẹ thấp bé) phần lớn sẽ dẫn đến việc con cái của họ cũng sẽ thấp bé. Theo nhiều nghiên cứu, sự tăng trưởng thể chất của trẻ chịu tác động phần lớn từ chế độ dinh dưỡng, vận động và môi trường. Cụ thể, chiều cao của trẻ chỉ bị ảnh hưởng khoảng 23% từ yếu tố di truyền (gen của ông bà, cha mẹ) ngoài ra dinh dưỡng lại đóng góp đến 32%; chế độ vận động, thể dục thể thao quyết định 20%. Còn lại là những yếu tố của môi trường sống, bệnh mạn tính và bẩm sinh, chế độ nghỉ ngơi....9

Hậu quả của việc suy dinh dưỡng thấp còi

Tình trạng thấp còi phần lớn là không thể thay đổi được, vì trẻ không thể phục hồi chiều cao giống như cách chúng có thể lấy lại cân nặng. Thể thấp còi trong giai đoạn đầu đời, đặc biệt là 1.000 ngày đầu tiên kể từ khi thụ thai cho đến khi hai tuổi, để lại những hậu quả tiêu cực cho trẻ cả về ngắn hạn và lâu dài2

Những hậu quả ngắn hạn của suy dinh dưỡng thể thấp còi bao gồm:

  • Trẻ sẽ có tình trạng dinh dưỡng kém và tăng khả năng mắc bệnh

  • Giảm khả năng học hỏi và tiếp thu thông tin mới của trẻ

  • Tăng gánh nặng chi tiêu cho việc chăm sóc trẻ em

Và những hậu quả lâu dài có thể bao gồm2:

  • Trẻ em thấp còi lớn lên trở thành người lớn còi cọc

  • Phụ nữ thấp còi có thể gặp khó khăn trong vấn đề sinh nở

  • Nguy cơ béo phì ở khi trưởng thành cao hơn và do đó dễ mắc bệnh mạn tính sau này trong cuộc sống

  • Giảm năng suất làm việc và lương thấp hơn

  • Chi phí chăm sóc sức khỏe tổng thể cao hơn

 

Mẹ có thể làm gì để ngăn ngừa suy dinh dưỡng thấp còi?

Tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ có thể được ngăn ngừa ngay từ giai đoạn mang thai, bằng cách đảm bảo người mẹ được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng trước khi sinh, nghỉ ngơi đầy đủ và có môi trường sống trong lành.

 
Sau khi ra đời, cần đảm bảo chăm sóc trẻ theo những tiêu chí:

  1. Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng

Tổ chức y tế thế giới (WHO) khuyến cáo rằng nên cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ sau khi sinh và nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, cho trẻ ăn dặm từ tròn 6 tháng tuổi kết hợp với bú sữa mẹ đến 2 tuổi và lâu hơn nữa5. Bên cạnh đó, trẻ có thể bắt đầu ăn thức ăn đặc khi đạt 6 tháng tuổi. Khi đạt 7 hoặc 8 tháng tuổi, trẻ có thể ăn nhiều loại thực phẩm từ các nhóm thực phẩm khác nhau6. Bố mẹ nên đảm bảo cung cấp cho trẻ đầy đủ dinh dưỡng hàng ngày cả về chất và lượng nhé! 
Chất dinh dưỡng quan trọng nhất cho chiều cao của trẻ là protein. Khoáng chất, đặc biệt là canxi, và vitamin A và D cũng ảnh hưởng đến chiều cao7.

        2. Cho trẻ ngủ đủ giấc

Trẻ em cần ngủ để tăng trưởng và phát triển tốt. Tìm hiểu nhu cầu về giấc ngủ của con trẻ và tạo thói quen đi ngủ để giúp con dễ dàng đi vào giấc ngủ8.

         3. Tạo cho trẻ môi trường vận động

Tăng cường vận động cho trẻ để thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, chẳng hạn như khuyến khích nhặt đồ vật, lăn và bò,… tùy theo độ tuổi.

Có nên xem xét cung cấp dinh dưỡng bổ sung cho trẻ?

Bổ sung dinh dưỡng cho con là điều cần thiết khi mẹ muốn đảm bảo rằng con mình nhận được đủ các dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển theo khuyến nghị. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến trước với bác sĩ nhằm loại bỏ bất kỳ yếu tố y khoa nào khác có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Nguồn tham khảo​

(1) Unicef (2019). World Bank, UNICEF call for solid steps to address child undernutrition in Viet Nam.  ​

(2) World Health Organization (2015). Stunting in a nutshell.

(3). World Health Organization (2007). Length/Height for age. 

(4). World Health Organization (2008). Length/Height for age.​

(5) World Health Organization. Exclusively breastfeed for 6 months

(6) Centers for Disease Control and Prevention (2021). When, What, and How to Introduce Solid Foods. 

(7). Scientific American (2006). How much of human height is genetic and how much is due to nutrition? ​

(8). NHS (2019). Helping your baby to sleep.

Bài viết liên quan

Sản phẩm khuyên dùng

PED-C-302-21