CÁC KIẾN THỨC VỀ CHIỀU CAO TIÊU CHUẨN MẸ CẦN BIẾT

CÁC KIẾN THỨC VỀ CHIỀU CAO TIÊU CHUẨN MẸ CẦN BIẾT

CÁC KIẾN THỨC VỀ CHIỀU CAO TIÊU CHUẨN MẸ CẦN BIẾT
CÁC KIẾN THỨC VỀ CHIỀU CAO TIÊU CHUẨN MẸ CẦN BIẾT
CÁC KIẾN THỨC VỀ CHIỀU CAO TIÊU CHUẨN MẸ CẦN BIẾT

Mức độ phát triển hiện tại của con liệu đã ổn chưa? Chiều cao của bé liệu đã đạt chuẩn? Bài viết sẽ giải đáp cho mẹ về tiêu chuẩn chiều cao của bé và những kiến thức liên quan mà mẹ cần biết.

Những cột mốc phát triển chiều cao quan trọng của bé

Từ lúc còn nằm trong bụng mẹ cho đến tuổi dậy thì, bé trải qua 3 giai đoạn phát triển chiều cao chính và ở mỗi giai đoạn này, chiều cao của bé đều có những thay đổi rõ rệt: 

  • Giai đoạn bào thai: Hệ thống xương của bé bắt đầu hình thành từ tháng thứ 4 khi còn trong bụng mẹ và sẽ phát triển nhanh chóng ngay sau đó. Nếu mẹ có chế độ ăn uống cân bằng, tinh thần tốt, chế độ nghỉ hợp lý và cân nặng tăng từ 10 – 12kg thì chiều dài tiêu chuẩn của bé khi sinh ra có thể trên 50cm. 

  • Giai đoạn từ 0 – 2 tuổi: Ở giai đoạn này, bé sẽ có một bước tăng trưởng rất nhanh, nếu được chăm sóc tốt với chế độ dinh dưỡng hợp lý, bé có thể sẽ tăng thêm 25cm trong 12 tháng đầu, sau đó tăng dần đều 10cm mỗi năm tiếp theo. Tuỳ vào cách chăm sóc của mẹ mà bé có thể đạt được mức chiều cao tăng trưởng tới 35 cm trong 2 năm đầu đời. 

  • Giai đoạn từ 2 - 5 tuổi: Theo WHO, 5 năm đầu đời trẻ đạt khoảng 60% chiều cao trưởng thành. Bên cạnh đó, thể chất và hệ tiêu hóa của bé cũng có sự tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối để giúp đạt được chiều cao tiêu chuẩn của bé. 

  • Giai đoạn dậy thì: Bé trai và bé gái sẽ có độ tuổi dậy thì khác nhau, từ 10 – 16 tuổi với nữ và 12 – 18 tuổi với nam. Giai đoạn này được xem là thời gian cuối cùng để phát triển chiều cao của bé, nếu được chăm sóc đúng cách, các trẻ sẽ có thể tăng từ 8 – 12 cm mỗi năm, đến khoảng 20 tuổi sẽ dừng hẳn lại.

     

 

Mẹ có biết những yếu tố sau đây sẽ tác động đến sự tăng trưởng chiều cao của bé trong 5 năm đầu đời không? (2)

Những yếu tố tác động đến sự tăng trưởng chiều cao của bé trong 5 năm đầu đời
  • Dinh dưỡng của bé có trong những loại thực phẩm bé sử dụng hằng ngày (chiếm 32%)

  • Di truyền và các nguyên nhân nội tiết (chiếm 23%): chiều cao thừa hưởng từ bố mẹ, những hội chứng di truyền như Turner hay thiếu hormone tăng trưởng, hormone tuyến giáp, ...

  • Rèn luyện thể thao (chiếm 22%)

  • Một số yếu tố khác thuộc môi trường sống như giấc ngủ, không khí, cảm xúc 

     

Để PediaSure hướng dẫn nhà mình theo dõi biểu đồ tăng trưởng của bé nhé!

Tại sao phải sử dụng biểu đồ tăng trưởng bố mẹ ơi?

Là vì biểu đồ tăng trưởng là cách dễ dàng nhất để định kỳ đo lường mức độ tăng trưởng của bé. Bố mẹ có thể theo dõi được sát sao sự tăng trưởng của bé, biết được quá trình phát triển từ lẫy, bò đến khi bé bắt đầu tập đi, tập nói và ghi nhận được những thông tin liên quan đến dinh dưỡng, sức khoẻ, đời sống của bé như thời điểm nào nên bắt đầu cho bé ăn dặm, khi nào cần khám dinh dưỡng cho bé,… Từ đó, biểu đồ cũng có thể giúp bố mẹ biết được cách nuôi dưỡng và chăm sóc các bé một cách hợp lý và khoa học hơn.

Thông thường bé cần được theo dõi mức độ tăng trưởng và phát triển kể từ khi mới sinh ra cho đến khi lên 5.

 

Cấu trúc của một biểu đồ dinh dưỡng

Một biểu đồ dinh dưỡng gồm:

  • Hai mặt của biểu đồ: Một mặt thể hiện cân nặng tiêu chuẩn, mặt còn lại thể hiện chiều cao tiêu chuẩn của bé theo từng độ tuổi.

  • Hai trục đo trong biểu đồ:

    • Trục hoành (nằm ngang) thể hiện tháng tuổi của bé từ 0 – 60 tháng.

    • Trục tung (thẳng đứng) nằm bên trái và phải của biểu đồ. Đối với mặt cân nặng tiêu chuẩn, trục từ 0 – 30 kg nằm bên trái và từ 8 – 30 kg nằm bên phải. Tương tự, mặt chiều cao tiêu chuẩn của bé, trục từ 45 – 125 cm nằm bên trái và từ 60 – 125 cm nằm bên phải.

Cách sử dụng biểu đồ tăng trưởng

Bước 1: Chọn biểu đồ theo giới tính của bé, thường màu xanh cho nam và hồng nhạt cho nữ. Sau đó điền đầy đủ thông tin như yêu cầu vào cả hai mặt biểu đồ.

Bước 2: Lập lịch tháng tuổi bằng cách điền tháng sinh của bé vào ô đầu tiên và những tháng tiếp theo sau khi sinh vào những ô tiếp theo.

Bước 3: Vẽ biểu đồ tăng trưởng

  • Đo chiều cao và cân nặng hiện tại của bé

  • Chuẩn bị một cây thước ê-ke, đặt một cạnh trùng với vạch đừng và cắt trục tháng tuổi tương ứng với tháng cân đo của trẻ, cạnh còn lại tương ứng với cân nặng và chiều cao của trẻ. Chấm một điểm tại đỉnh góc vuông của ê-ke (mẹ lưu ý rằng dù cân đo trẻ vào bất cứ ngày nào trong tháng thì điểm chấm này vẫn sẽ nằm ở cuối tháng tuổi đó).

  • Những vị trí điểm chấm này chính là “bằng chứng” cho sự tăng trưởng và tình trạng dinh dưỡng của bé theo độ tuổi.

  • Nối tất cả các điểm chấm lại, tạo thành một đường biểu diễn tăng trưởng hoàn chỉnh của bé.

Mẹ có thể tham khảo 2 biểu đồ tăng trưởng cho bé trai và bé gái bên dưới nhé:

Bảng chiều cao tiêu chuẩn của bé trai từ 0 đến đủ 5 tuổi
Bảng chiều cao tiêu chuẩn của bé gái từ 0 đến đủ 5 tuổi

Đọc kết quả tăng trưởng

Nếu bé có giá trị đo nằm ở giữa khoảng -2 và 2 (màu xanh), bé đang tăng trưởng bình thường.

Giá trị dưới -2 và trên 2 cho thấy bé có thể gặp một số vấn đề về phát triển như chậm phát triển, tăng trưởng quá đà đến đến thừa cân, béo phì,…

Tóm lại, nếu mẹ nhận thấy biểu đồ tăng trưởng của bé đi lên là bình thường, nằm ngang là đe dọa và nếu đi xuống là đang ở mức nguy hiểm cần khám dinh dưỡng cho bé ngay lập tức để có thể nhận được lời khuyên và giải pháp kịp thời từ bác sĩ. Thông thường, nguyên nhân dẫn đến việc đường tăng trưởng của bé nằm ngang và đi xuống là ăn chưa đủ, thiếu chất trong từng khẩu phần ăn, vận động quá sức hoặc có thể bé đang mắc một căn bệnh nào đó.

 

Bố mẹ cũng cần theo dõi sát sao quá trình tăng trưởng của bé

Quá trình tăng trưởng của bé thường dễ bị tác động bởi nhiều yếu tố nên sẽ luôn có sự thay đổi rõ rệt. Việc theo dõi sát sao đến quá trình tăng trưởng của bé dựa vào những tiêu chuẩn nêu trên sẽ giúp mẹ phát hiện sớm những bất thường về dinh dưỡng hay bệnh tật nếu có, từ đó tránh được những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển về thể chất và trí tuệ của bé. 

PediaSure hy vọng luôn được đồng hành cùng bố mẹ trong quá trình tăng trưởng của bé và giúp bé bắt kịp đà tăng trưởng. Nhà mình có thể bổ sung cho bé 2 ly PediaSure mỗi ngày nhé! 

PediaSure được biết đến là nguồn dinh dưỡng đầy đủ và cân đối từ 28 vitamin và khoáng chất, nay được bổ sung thêm Arginin và Vitamin K2 tự nhiên  giúp bé tăng chiều cao rõ rệt chỉ sau 9 tuần sử dụng*.

 

Hy vọng bài viết đã mang đến cho mẹ những thông tin bổ ích về chiều cao tiêu chuẩn của bé. Mong rằng mẹ sẽ luôn tự tin trên hành trình đồng hành cùng bé, xây dựng một chế độ dinh dưỡng mới hợp lý nhất, giúp tăng chiều cao cho bé và phát triển toàn diện trong tương lai.

-------------

(*)Nghiên cứu Pedro A. Alarcon: Hiệu quả của dinh dưỡng bổ sung cho trẻ biếng ăn bắt kịp đà tăng trưởng. Nghiên cứu D.T. T. Huỳnh và cộng sự: Hiệu quả về tăng trưởng và sức khỏe lâu dài của việc can thiệp dinh dưỡng dài hạn trên trẻ có nguy cơ về dinh dưỡng.

Nguồn tham khảo:

  1. https://www.elsevier-masson.fr/pediatrie-9782294764813.html

  1. Yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao | Sở Y tế Nam Định (namdinh.gov.vn)

  1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và theo dõi tăng trưởng (viendinhduong.vn)

  1. Child growth: Can you predict adult height? - Mayo Clinic

  1. https://doppelherz.vn/bang-chieu-cao-va-can-nang-chuan-cua-tre-tu-0-18-tuoi/

  1. Tăng chiều cao trẻ từ 2 tuổi đến 4 tuổi - Nutrihome

Bài viết liên quan

Sản phẩm khuyên dùng

PED-C-132-21