Tình trạng kén ăn ở trẻ: nguyên nhân, hậu quả và cách khắc phục

Tình trạng kén ăn ở trẻ: nguyên nhân, hậu quả và cách khắc phục

BỎ TÚI NHỮNG BÍ QUYẾT TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH CHO TRẺ
BỎ TÚI NHỮNG BÍ QUYẾT TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH CHO TRẺ
BỎ TÚI NHỮNG BÍ QUYẾT TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH CHO TRẺ

pediasure powder

Main Image

product

Title
PEDIASURE DẠNG BỘT HƯƠNG VANI
Detail Page Path

Mua ngay

Kén ăn là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, nhưng lại gây ra nhiều lo lắng cho bố mẹ và người chăm sóc bé, thậm chí còn có thể phá vỡ không khí gia đình. Tình trạng trẻ kén ăn ăn thực sự phổ biến hơn chúng ta nghĩ. Nghiên cứu cho thấy khoảng 45,9% - 57,7% trẻ em Việt Nam kén ăn1. Vậy làm sao để khắc phục tình trạng kén ăn ở trẻ nhỏ?

Kén ăn là một giai đoạn thường gặp trong quá trình phát triển của trẻ.

Kén ăn ảnh hưởng đến chất lượng khẩu phần ăn của trẻ, tác động tiêu cực đến sức khỏe và quá trình phát triển của trẻ.

Hãy hình thành thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ và để trẻ ngồi dùng bữa cùng gia đình.

Giải mã tình trạng kén ăn ở trẻ

Bố mẹ nào cũng mong con trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là những món ăn bố mẹ đã dày công chuẩn bị. Tuy vậy, tình trạng van nài con “ăn thêm một miếng thôi” mà bé vẫn không chịu ăn xảy ra thường xuyên khiến nhiều phụ huynh không khỏi đau đầu. Kén ăn, hay còn gọi là khảnh ăn, ăn khảnh là biểu hiện phổ biến trong những năm đầu đời nhưng lại dẫn đến những ngày tháng lo lắng, căng thẳng triền miên cho bố mẹ. Một đứa trẻ kén ăn thường từ chối thức ăn và chỉ chịu ăn một số món nhất định. Một số tài liệu định nghĩa trẻ kén ăn là “trẻ không tiêu thụ đủ đa dạng các loại thức ăn do đã từ chối ăn một lượng lớn thức ăn quen thuộc (cũng như không quen thuộc)”2. Song song đó, còn một khái niệm được hay nhắc đến đó chính là chứng sợ thức ăn – ngại ăn hoặc từ chối thức ăn mới2.Kén ăn có thể khiến bố mẹ căng thẳng và ảnh hưởng đến không khí gia đình, nhưng thông thường, tình trạng này có thể được giải quyết mà không cần sự can thiệp của bác sĩ3.

Nguyên nhân khiến trẻ kén ăn?

Kén ăn là một hiện tượng phổ biến của trẻ nhỏ, và liên quan đến cách bố mẹ hay người chăm sóc tương tác với con cái, xoay quanh văn hóa, cách lựa chọn thực phẩm và tiêu thụ. Nguyên nhân gây ra kén ăn3 có thể đến từ:

  • Khó khăn trong việc cho trẻ ăn sớm

  • Cho trẻ ăn dặm muộn với thức ăn đặc

  • Gây áp lực để trẻ ăn

  • Trẻ chỉ chọn ăn thức ăn mình thích từ nhỏ

  • Tình trạng thực phẩm tươi và thói quen ăn uống của gia đình

Hậu quả khi trẻ kén ăn

Tình trạng kén ăn có tác động tiêu cực nhất lên chất lượng khẩu phần ăn của trẻ, có thể dẫn đến tình trạng sức khỏe kém, tăng trưởng chiều cao và cân nặng chậm. Đặc biệt là khi trẻ ăn ít thịt, trái cây và rau đồng nghĩa với việc không được cung cấp đủ sắt và kẽm, và ít chất xơ có thể dẫn đến táo bón. Đối với nhiều trẻ, hành vi kén ăn có thể tự hết theo thời gian, khi trẻ trở nên hòa đồng hơn, tiếp xúc với các bạn lớn hơn và nhiều loại thức ăn hơn. Tuy nhiên, thói quen này có thể kéo dài và làm cho trẻ có nguy cơ bị thiếu cân khi ở tuổi vị thành niên hoặc bị chứng rối loạn ăn uống khi trưởng thành3 so với trẻ không kén ăn. Một nghiên cứu đã kết luận rằng trẻ kén ăn dưới 5 tuổi phổ biến ở Việt Nam, có thể dẫn đến các vấn đề lâu dài liên quan đến thấp còi4.

Bố mẹ nên làm gì khi trẻ kén ăn?

Một số phương thức mà cha mẹ có thể khắc phục tình trạng kén ăn của trẻ5 như sau:

  1. Nên có cái nhìn thực tế về khẩu phần ăn của con

  2. Cho con tiếp xúc nhiều lần với thực phẩm mới

  3. Sử dụng phần thưởng (không phải thức ăn) để tạo động lực cho con

  4. Tiếp nhận vấn đề một cách tích cực và tránh ép con ăn

  5. Cha mẹ hãy làm gương cho con về thói quen ăn uống lành mạnh, bao gồm cả việc thử những món ăn không quen thuộc

  6. Thúc đẩy sự thèm ăn bằng cách hạn chế ăn bữa phụ và nước ngọt giữa các bữa ăn chính
     
  7. Tạo cho trẻ những trải nghiệm tương tác tích cực xung quanh giờ ăn cùng gia đình

  8. Tập trung vào việc nhất quán và đạt các mục tiêu trong dài hạn 
     

Đừng quên kết hợp với nhóm “thức ăn vàng”, những thực phẩm có tác dụng thúc đẩy cảm giác thèm ăn cũng như kích thích hệ tiêu hóa như sữa chua, rau xanh, trái cây và các sản phẩm cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và cân đối. Điều quan trọng là cha mẹ và người chăm sóc phải nhanh chóng xác định xem con mình có đang kén ăn hay không và thực hiện nhất quán những phương thức trên để xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ về sau.

1https://suckhoedoisong.vn/loi-khuyen-vang-de-giam-bieng-an-cham-lon-o-tre-169189636.htm

2Dovey TM, Staples PA, Gibson EL, Halford JC. Food neophobia and 'picky/fussy' eating in children: a review. Appetite. 2008 Mar-May;50(2-3):181-93. doi: 10.1016/j.appet.2007.09.009. Epub 2007 Sep 29. PMID: 17997196.

3Taylor CM, Emmett PM. Picky eating in children: causes and consequences. Proc Nutr Soc. 2019;78(2):161-169. doi:10.1017/S0029665118002586. 

4Hoang Thi Bach Yen, Le Thi Huong, Vo Van Thang, Hoang Anh Tien. Picky Eating and Nutritional Status among Vietnamese Children Under Five Years of Age in Hue, Central Vietnam. Biomed J Sci & Tech Res 16(1)-2019. BJSTR. MS.ID.002785.

5Levene IR, Williams A. Fifteen-minute consultation: The healthy child: "My child is a fussy eater!". Arch Dis Child Educ Pract Ed. 2018 Apr;103(2):71-78. doi: 10.1136/archdischild-2016-311787. Epub 2017 Aug 8. PMID: 28790134.

Bài viết liên quan

Sản phẩm khuyên dùng

PED-C-303-21