Những thực phẩm có chỉ số GI thấp tốt cho người đái tháo đường

Những hiểu lầm về chất bột đường (carbohydrate) trong chế độ dinh dưỡng cho người mắc đái tháo đường

Banner
Banner
Banner

Chất bột đường (carbohydrate) sẽ làm tăng mức đường huyết của bạn. Điều này là thông tin quan trọng cần biết đối với người mắc đái tháo đường, và cả những người muốn giảm nguy cơ mắc bệnh lý này. Tuy vậy, ăn đủ lượng chất bột đường cần thiết vẫn rất quan trọng trong chế độ ăn của người mắc đái tháo đường vì không phải mọi loại thức ăn chứa chất bột đường đều như nhau. Trong đó, một vài loại thức ăn chứa bột đường cũng đồng thời chứa cả những vi chất dinh dưỡng có lợi cần thiết cho người mắc đái tháo đường. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về những thông tin cần biết về nhóm chất bột đường này.

Giải thích về các nhóm chất bột đường

Cơ thể phân giải các chất bột đường tiêu hóa được thành các phân tử đường, và rồi phóng thích chúng vào máu.

1. Đường đơn

Đường đơn có thể được hấp thu và sử dụng nhanh chóng để tạo năng lượng trong cơ thể, vì chúng có cấu trúc hoá học đơn giản, và điều này có thể khiến đường huyết dễ tăng nhanh. Các đường đơn phổ biến có thể kể đến là fructose (thường gặp trong các loại nước ép trái cây) và glucose (có trong kẹo, nước uống có gas, đường trắng thường dùng trong nêm nếm và ăn uống).

2. Đường đa (Đường phức)

Nhóm đường phức thì sẽ làm đường huyết tăng từ từ. Những thức ăn chứa đường phức cũng thường có thêm các vitamin, khoáng chất và chất xơ, nên chúng cũng cần thời gian tiêu hoá lâu hơn.

Ngoài ra, một vài loại thức ăn chứa đường phức như bánh mì trắng hoặc khoai tây tuy có thành phần dinh dưỡng hầu như là tinh bột, nhưng vẫn chứa chất xơ và các vi chất dinh dưỡng có lợi cho người sử dụng.

Người mắc đái tháo đường nên tiêu thụ lượng bột đường bao nhiêu trong một ngày?

Theo trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), một người mắc đái tháo đường nên nhắm tới mục tiêu chất bột đường chỉ chiếm 50% lượng calories trong khẩu phần của họ [3]. Bởi vậy, nếu một người ăn khoảng 1800 calories một ngày để duy trì cân nặng khỏe mạnh, thì khoảng 800 – 900 số calories này nên đến từ nhóm chất bột đường. CDC cũng giải thích lượng năng lượng này tương đương với khoảng 200 – 225 gram một ngày [3]. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng con số này cũng sẽ thay đổi tùy theo nhu cầu cụ thể của mỗi cá nhân khác nhau.

Hiệp hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ (ADA) phân nhóm chất bột đường thành ba nhóm, bao gồm [1]:

● Chất xơ

● Tinh bột

● Đường

ADA giải thích rằng nguồn chất bột đường tốt nhất nên là từ các thực phẩm không phải tinh bột, và là rau tươi. Tiếp đó, lựa chọn được ưu tiên tiếp theo là các loại thực phẩm có chất bột đường mà chỉ được chế biến tối thiểu, như là:

● Trái cây

● Các loại hạt

● Các loại đậu

● Các loại củ có tinh bột, như khoai tây, khoai lang, bắp, …

Cuối cùng, ADA khuyến cáo rằng bạn nên tránh những loại thức ăn có chứa đường tinh luyện, như là kẹo ngọt, nước ngọt có gas, nước ép trái cây, …

Những hiểu lầm thường gặp về chất bột đường trong chế độ dinh dưỡng cho người mắc đái tháo đường

1. Ăn nhiều đường gây ra đái tháo đường

Theo ADA, chỉ một mình việc ăn quá nhiều đường cũng không thể gây ra đái tháo đường, nhưng việc này có thể là một yếu tố tác động chính trong nhiều trường hợp. Trong khi đái tháo đường tuýp 1 điển hình thường do yếu tố di truyền, đái tháo đường tuýp 2 thường được khởi phát bởi nhiều yếu tố nguy cơ, bao gồm cả gen và thói quen sinh hoạt. Các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến đái tháo đường tuýp 2 bao gồm [1]:

Thừa cân

Huyết áp cao

Lối sống tĩnh tại (lối sống ít vận động)

Lớn tuổi, đặc biệt là khi > 45 tuổi

2. Chất bột đường là “kẻ thù” với người mắc đái tháo đường

Chất bột đường không phải là kẻ thù của bạn. Điều quan trọng người mắc đái tháo đường cần quan tâm là loại nhóm chất bột đường (đường đơn hay đường phức) cũng như lượng thức ăn mà bạn sử dụng. Bạn nên lựa chọn các loại thức ăn có chỉ số đường huyết (Glycemic Index – GI) thấp, đây là thông số đo lượng xem loại thức ăn này có thể ảnh hưởng lên mức đường huyết của bạn nhiều hay ít.

3. Bạn sẽ không bao giờ được ăn các món tráng miệng nữa?

Thỉnh thoảng ăn một lát bánh kem nhỏ, hay một mẩu bánh nướng cũng không phải là vấn đề gì quá tệ với đường huyết của bạn. Vấn đề mấu chốt ở đây là sự điều độ và kiểm soát số lượng sử dụng. Thật ra, cũng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ăn kiêng quá mức lại có thể bị phản tác dụng, gây ra cảm giác thèm ăn vô độ và ăn không kiểm soát [4].

4. Khi đang uống thuốc, bạn có thể ăn bất kỳ món bạn muốn?

Dùng thuốc đái tháo đường không phải là tấm vé thần kỳ giúp bạn ăn bất kỳ những gì bạn muốn. Tuân thủ chế độ điều trị là quan trọng, và kiên định với chế độ ăn phù hợp cũng quan trọng không kém.

Điều này là vì duy trì một chế độ ăn lành mạnh, đa dạng chất dinh dưỡng, ít mỡ, nhiều đường phức không chỉ giúp bạn kiểm soát đái tháo đường về mặt lâu dài, mà còn giúp bạn tránh các biến chứng mạn tính đi kèm với đái tháo đường, như là bệnh tim mạch, huyết áp cao, …

Lời khuyên cho người mắc đái tháo đường khi lựa chọn chất bột đường

1. Nhóm chất bột đường xấu cần được tránh và hạn chế

Các thức ăn được chế biến bằng cách chiên, hoặc có nhiều chất béo.

Các loại thức uống có gas, nước ép trái cây hoặc các thức uống có mức đường cao nói chung.

Các loại đồ ăn vặt ngọt, như là kẹo, kem, bánh nướng,…

2. Nhóm chất bột đường tốt được khuyến cáo nên sử dụng

Các loại rau chứa nhiều chất xơ, vì chất xơ giúp mang lại nhiều lợi ích, bao gồm [3]:

● Tăng nhạy cảm với insulin

● Giảm huyết áp và mỡ máu

● Hỗ trợ giảm cân

● Chất xơ không hề gây tăng đường huyết

Các ví dụ của nhóm thức ăn này như là: dưa leo, các loại đậu, rau bắp cải, rau cải xoăn, cà chua, việt quất (blueberries), dâu tây, ngũ cốc, khoai lang…

Bên cạnh đó, người mắc đái tháo đường cũng có thể cân nhắc sử dụng thêm sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt cho người mắc đái tháo đường với mức năng lượng chuẩn cùng hệ bột đường tiên tiến tiêu hóa từ từ có chỉ số đường huyết thấp và được bổ sung myo-inositol không làm đường huyết tăng nhanh, từ đó giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả. Sản phẩm này cũng được bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể khỏe mạnh và hỗn hợp chất béo giàu axit béo không no một nối đôi (MUFA) và axit béo không no nhiều nối đôi (PUFA) tốt cho tim mạch.

*Đây là các thông tin tổng quan. Người đọc và người áp dụng cần tự đánh giá và điều chỉnh phù hợp. Luôn tham vấn và tuân thủ các hướng dẫn của chuyên gia y tế để có chế độ tập luyện và ăn uống phù hợp với sức khỏe và tình trạng bệnh lý.

Nguồn tham khảo:

1. American Diabetes Association; Standards of Medical Care in Diabetes—2022 Abridged for Primary Care Providers. Clin Diabetes 1 January 2022; 40 (1): 10–38. Site: https://diabetesjournals.org/clinical/article/40/1/10/139035/Standards-of-Medical-Care-in-Diabetes-2022

2. The Nutrition Source. Harvard T.H. Chan. Carbohydrates and Blood Sugar. Site: https://www.hsph.harvard.edu/nutritionsource/carbohydrates/carbohydrates-and-blood-sugar/

3. Medial News Today. Everything to know about carbs and diabetes. Site: https://www.medicalnewstoday.com/articles/carbs-and-diabetes

4. Healtline. 9 Diabetes Diet Myths. Site: https://www.healthline.com/health/diabetes/diet-myths

GLU-C-306-22

 Gợi ý sản phẩm​

Bài viết liên quan