Người đái tháo đường có thể uống rượu không?

Người đái tháo đường có thể uống rượu không?

Banner
Banner
Banner

Đồ uống có cồn và đái tháo đường có thể là một chủ đề gây nhiều tranh cãi. Với người mắc đái tháo đường, việc thỉnh thoảng uống vài ly rượu hay bia ở nhà hoặc khi dự tiệc với bạn bè là một phần tất yếu trong cuộc sống. Và rõ ràng khi bạn mắc đái tháo đường, đây là một vấn đề phức tạp. Bạn sẽ muốn biết liệu đồ uống có cồn (bia/rượu) có an toàn với mình không, và uống bao nhiêu. Thực tế, bạn vẫn sẽ có thể sử dụng đồ uống có cồn được, nhưng bạn cần nắm rõ những đồ uống có cồn sẽ ảnh hưởng lên cơ thể như thế nào và làm cách nào để xử lý các vấn đề liên quan này.

Đồ uống có cồn và đái tháo đường

1. Đồ uống có cồn có gây đái tháo đường không?

Có nhiều yếu tố nguy cơ gây ra đái tháo đường tuýp 2, bao gồm tiền căn gia đình, tuổi và thậm chí nhóm sắc tộc. Chúng ta cũng biết rằng bạn sẽ có nguy cơ đái tháo đường cao hơn nếu bị thừa cân. Dùng đồ uống có cồn quá nhiều có liên quan đến tăng nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2, nhưng mối liên hệ giữa rượu và nguy cơ đái tháo đường tuýp 2 có thể hơi phức tạp và tuân thủ theo các hướng dẫn điều trị hiện hành có lẽ là cách an toàn nhất để tiêu thụ đồ uống có cồn một cách hợp lý [1].

2. Đồ uống có cồn và cơn hạ đường huyết [2]

Nếu bạn đang sử dụng insulin hay một vài loại thuốc đái tháo đường khác như là sulphonylureas, bạn sẽ có nhiều khả năng bị hạ đường huyết hơn. Uống rượu có thể cộng hợp vào tình trạng này, do rượu giảm khả năng hồi phục của cơ thể khi mức đường huyết bị hạ. Thông thường, gan dự trữ lượng đường dư thừa mà sẽ được phóng thích ngược lại vào máu khi cần thiết. Nhưng chất cồn lại tác động vào sự hiệu quả của con đường chuyển hóa này trong gan [2]. Nếu bạn không chắc liệu các thuốc điều trị của bạn có thể gây ra cơn hạ đường huyết hay không hoặc nếu các thuốc này có thể bị ảnh hưởng qua chuyển hóa chất cồn hay không, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên viên y tế.

Nếu bạn uống nhiều khi đói, khả năng bị hạ đường huyết lại còn cao hơn. Nguy cơ mắc cơn hạ đường huyết cũng không biến mất khi bạn ngừng uống lại, trái lại là còn tăng lên, và có thể kéo dài đến 24 giờ sau đó [2]. Với vài người, cũng không lạ khi nhầm lẫn giữa cơn hạ đường huyết và say rượu. Vậy nên bạn cần mang theo các đồ ăn hoặc thực phẩm hỗ trợ xử trí cơn hạ đường huyết bên mình, và nên đi cùng với người nào biết tình trạng đái tháo đường của bạn và có thể giúp bạn trong các tình huống khi cần thiết.

3. Đồ uống có cồn và chất đường bột (carbohydrates)

Nếu bạn đang theo dõi lượng đường bột tiêu thụ (carb counting), uống rượu có thể khiến cho các tính toán khó khăn hơn do có khá nhiều các loại đồ uống có cồn có chứa chất đường bột trong thành phần của chúng. Tất cả đều phụ thuộc vào bạn uống cái gì, lượng tiêu thụ bao nhiêu, các đồ ăn kèm như thế nào, và các hoạt động bạn có thể thực hiện cùng lúc khi uống rượu, ví dụ như là ăn hoặc nhảy.

4. Đồ uống có cồn và cân nặng

Tùy vào loại đồ uống, có thể có nhiều năng lượng trong các loại đồ uống có cồn mà bạn tiêu thụ. Nên nếu sử dụng quá nhiều có thể là tăng huyết áp. Khi bạn muốn giảm cân, bạn nên chú ý đến tỷ trọng năng lượng trong các loại đồ uống có cồn và cũng nên hạn chế tiêu thụ các loại đồ uống này.

5. Những nguy cơ sức khỏe khác của đồ uống có cồn

Nếu bạn mắc đái tháo đường, bạn nên chú ý tới những nguy cơ cho sức khoẻ từ đồ uống có cồn [2]:

● Đồ uống có cồn có thể làm các tổn thương thần kinh nặng hơn.

● Đồ uống có cồn khiến bạn mất nước và rối loạn giấc ngủ của bạn.

● Nó cũng có thể dẫn tới vài loại bệnh tim mạch hoặc thậm chí ung thư.

Các khuyến cáo về lượng cồn tiêu thụ?

Các hướng dẫn điều trị đái tháo đường hiện hành của Hoa Kỳ và của cả Bộ Y Tế đều khuyến cáo rằng để an toàn nhất thì không nên dùng nhiều hơn 14 đơn vị đồ uống có cồn trong một tuần. Điều này áp dụng cho cả nam và nữ [1].

Người ta cũng khuyến cáo rằng nên chia lượng đồ uống có cồn này dàn trải ra trong ít nhất 3 ngày. Cụ thể, 1 đơn vị đồ uống có cồn tương đương với 10mL hoặc 8g rượu nguyên chất. Nói một cách dễ hiểu hơn, 1 ly rượu mạnh 40% (25mL) tương đương 1 đơn vị; 1 ly nhỏ rượu vang 12% (125mL) tương đương 1,5 đơn vị; 1 lon bia 5,5% (330mL) thì tương đương 1,7 – 2 đơn vị [1],[3].

Người đái tháo đường khi sử dụng đồ uống có cồn cần lưu ý những gì?

1. Những loại đồ uống có cồn cần lưu ý [2]

Không có loại đồ uống có cồn nào là tốt nhất cho người mắc đái tháo đường.

● Tránh các loại bia hoặc nước lên men có hàm lượng đường thấp, đôi khi các loại thức uống này được quảng cáo là dành cho người đái tháo đường. Mặc dù chúng có thể có lượng đường thấp, nhưng lại có nhiều chất cồn hơn [2].

● Tránh các loại rượu có hàm lượng cồn thấp, vì những loại này lại có nhiều đường hơn các loại khác. Nếu bạn uống các loại này, cố gắng giới hạn lại ở 1 hoặc 2 ly, không lựa chọn các loại thức uống có nhiều đường như rượu ngọt hoặc rượu cherry [2].

● Lưu ý chọn các loại thức uống dùng kèm hoặc pha chế không có đường hoặc chứa đường ăn kiêng.

● Một vài loại thức uống như bia hoặc trái cây lên men chứa đường bột và có thể là tăng đường huyết của người uống từ lúc đầu.

2. Buổi sáng ngày sau khi uống nhiều đồ uống có cồn

Nếu bạn đã lỡ uống quá nhiều rượu, uống bổ sung nước trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn bù lại lượng nước đã mất. Nếu may mắn, điều này cũng có thể giúp bạn bớt choáng váng ngày hôm sau. Và luôn luôn cố gắng ăn sáng, điều này giúp bạn điều chỉnh đường huyết của mình. Nếu bạn không muốn ăn hoặc buồn nôn, cố gắng uống nhiều nước nhất có thể, bao gồm cả nước đường nếu mức đường huyết của bạn bị hạ [2].

Nếu có máy theo dõi đường huyết tại nhà, bạn nên kiểm tra vào sáng ngày sau bữa tiệc để đảm bảo chỉ số đường huyết trong ngưỡng an toàn. Những triệu chứng mắc cơn hạ đường huyết có thể tương tự như với xỉn. Một điều quan trọng khác cần lưu ý là nếu bạn đang dùng insulin, bạn cần điều chỉnh liều tùy vào mức đường huyết bạn đo được vào sáng đó, và nên tham khảo ý kiến của các chuyên viên y tế về tình trạng này.

Vài người thấy rằng uống rượu có thể giúp họ đối diện với căng thẳng. Mặc dù rượu có thể đôi lúc khiến bạn cảm thấy thư giãn, đây lại không phải là cách lành mạnh để xử lý các cảm xúc này. Lối sống năng động có thể rất có ích nếu bạn bị căng thẳng hoặc lo âu. Bắt đầu một thói quen chung với bạn bè, hoặc đơn giản là những hoạt động thư giãn hằng ngày như đọc sách, nghe nhạc cũng có thể giúp ích. Bạn có thể trò chuyện với các chuyên gia y tế về cảm xúc của mình, họ sẽ giúp đưa ra những lời khuyên hoặc sự hỗ trợ khi cần thiết. Hoặc với vài người khác, trò chuyện với bạn bè thân thiết hoặc gia đình có thể giúp bạn giải tỏa căng thẳng và đồng hành cùng nhau trên hành trình quản lý đái tháo đường hiệu quả hơn.

*Đây là các thông tin tổng quan. Người đọc và người áp dụng cần tự đánh giá và điều chỉnh phù hợp. Luôn tham vấn và tuân thủ các hướng dẫn của chuyên gia y tế để có chế độ tập luyện và ăn uống phù hợp với sức khỏe và tình trạng bệnh lý.

Nguồn tham khảo:

1. American Diabetes Association. Standards of Medical Care in Diabetes-2022 Abridged for Primary Care Providers. Clin Diabetes. 2022 Jan;40(1):10-38. doi: 10.2337/cd22-as01. PMID: 35221470; PMCID: PMC8865785. Site: https://diabetesjournals.org/clinical/article/40/1/10/139035/Standards-of-Medical-Care-in-Diabetes-2022

2. Alcohol and Diabetes. Diabetes UK. Site: https://www.diabetes.org.uk/guide-to-diabetes/enjoy-food/what-to-drink-with-diabetes/alcohol-and-diabetes

3. Alcohol & Diabetes. American Diabetes Association. Site: https://diabetes.org/healthy-living/medication-treatments/alcohol-diabetes

GLU-C-260-22

 Gợi ý sản phẩm​

Bài viết liên quan