Tự ý ngừng thuốc - nguy hiểm khó lường cho người đái tháo đường

Tự ý ngừng thuốc - nguy hiểm khó lường cho người đái tháo đường
Tự ý ngừng thuốc - nguy hiểm khó lường cho người đái tháo đường
Tự ý ngừng thuốc - nguy hiểm khó lường cho người đái tháo đường

Việc theo dõi điều trị đái tháo đường không phải chỉ xoay quanh điều trị các triệu chứng và tình trạng tiến triển của đái tháo đường. Khi bạn cảm thấy cơ thể ổn, điều đó không có nghĩa là bạn có thể ngừng uống thuốc hoặc tự ý đổi liều thuốc của mình. Thực ra, tình trạng ổn định này có nghĩa là các thuốc bạn đang uống có hiệu quả và bạn cần tiếp tục sử dụng thuốc đều đặn. Nếu cảm thấy cơ thể không ổn, bạn cần liên hệ với chuyên gia y tế và có sự điều chỉnh với các loại thuốc và liều thuốc cho đến khi tình trạng cải thiện.

Việc tuân thủ chế độ điều trị là rất quan trọng với người mắc đái tháo đường, bạn có thể sẽ mắc phải các biến chứng nghiêm trọng, cả cấp tính lẫn mạn tính, nếu bạn tự ý ngưng hay chỉnh liều các thuốc điều trị đái tháo đường mà không theo chỉ định của các chuyên viên y tế.

Các biến chứng nghiêm trọng nếu đường huyết không được kiểm soát tốt

Các thuốc điều trị đái tháo đường bạn dùng hằng ngày là để giữ mức đường huyết ổn định trong máu. Bạn sẽ không muốn mức đường huyết của mình ngày thì trong ngưỡng cho phép, ngày thì tăng cao quá ngưỡng hoặc ngược lại, có khi lại giảm quá thấp. Thực tế, mức đường huyết dao động quá nhiều và không ổn định có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt về mặt lâu dài. Đường huyết liên tục tăng cao sẽ gây ra tổn thương các mạch máu nhỏ và các sợi thần kinh của cơ thể. Đái tháo đường, khi không được kiểm soát tốt, cũng sẽ ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể bạn [2]. Những cơ quan có thể bị tác động nghiêm trọng, và sẽ gây ra các biến chứng.

● Các bệnh tim mạch

Do có các tổn thương trên các mạch máu nhỏ, bạn sẽ có nguy cơ cao hơn mắc nhồi máu cơ tim, đột quỵ, cao huyết áp, bị hẹp mạch máu (do mảng xơ vữa) và bị các cơn đau thắt ngực (do thiếu máu cơ tim). Các mạch máu nhỏ cấp máu cho cơ tim (được gọi là mạch vành), cũng như cấp máu nuôi cho lớp cơ của thành các mạch máu lớn. Đây là lí do vì sao bệnh mạch máu nhỏ có thể gây ra rất nhiều biến chứng nghiêm trọng [2].

● Tổn thương thần kinh

Khi các mạch máu nhỏ chịu trách nhiệm cung cấp oxy và vi chất dinh dưỡng cho các sợi thần kinh bị tổn thương, chính bản thân các sợi thần kinh này cũng sẽ bị tổn thương. Tình trạng này gây ra các triệu chứng như tê bì, cảm giác châm chích như kim đâm mà thường xuất phát từ ngón chân và bàn chân, và sẽ di chuyển dần dọc lên cẳng chân. Thậm chí bạn có thể cảm thấy, vào những giai đoạn muộn hơn, mất hoàn toàn cảm giác ở chân và bị các vết thương mà không hề hay biết, dẫn đến nhiễm trùng nặng và có thể bị đoạn chi.

Vùng chi trên cũng có thể bị tình trạng tương tự. Các dây thần kinh chi phối cho các cơ quan trong bụng như là dạ dày cũng có thể bị tác động, dẫn đến buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy và/hoặc táo bón, hay tình trạng rối loạn còn được gọi là liệt dạ dày. Với nam giới còn có thể bị rối loạn cương dương (bất lực) [2].

● Tổn thương thận

Mạng lưới mạch máu tí hon trong thận của bạn cũng sẽ bị tổn thương nếu đái tháo đường không được kiểm soát tốt. Mạng lưới mạch máu này chính là lưới lọc giúp cơ thể bạn thải bỏ những chất độc. Khi các mạch máu này không thể làm công việc của mình, các chất độc tích tụ dần trong cơ thể và có thể khiến bạn mắc các bệnh nghiêm trọng. Hơn nữa, khi bị tổn thương quá nhiều thì sẽ tiến triển thành suy thận. Hậu quả là bạn sẽ phải phụ thuộc vào các biện pháp hỗ trợ lọc máu hay thậm chí phải ghép thận [2].

● Bệnh về mắt

Khi không dùng thuốc đái tháo đường đúng cách, các mạch máu nhỏ ở mắt bị tác động, gây ra tổn thương lên võng mạc – tình trạng này gọi là bệnh võng mạc do đái tháo đường. Đục thủy tinh thể và cườm cũng thường gặp hơn ở những người mắc đái tháo đường [2].

● Bệnh về da

Mức đường huyết không được kiểm soát tốt cũng có tác động tiêu cực lên khả năng chống lại nhiễm trùng của cơ thể. Vì lý do này, người mắc đái tháo đường dễ mắc các tình trạng nhiễm trùng, thậm chí có thể nghiêm trọng, do vi trùng hay do nấm trên da [2].

Làm cách nào để kiểm soát đường huyết ổn định, ngăn ngừa biến chứng

● Tuân thủ điều trị

Tuân thủ điều trị là tối quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết của người mắc đái tháo đường. Chính những loại thuốc điều trị đái tháo đường này giúp tình trạng của bạn ổn định trong thời gian vừa qua. Đừng ngần ngại liên hệ với các chuyên viên y tế để được tư vấn nếu có bất kỳ khó khăn nào trong quá trình sử dụng thuốc.

● Áp dụng chế độ dinh dưỡng cân bằng

Lên kế hoạch bữa ăn với sự hỗ trợ của các chuyên gia y tế, và luôn cố gắng tuân thủ chế độ dinh dưỡng này. Ưu tiên lựa chọn các loại thức ăn có chỉ số đường huyết thấp, chứa ít chất béo bão hòa và trans, hạn chế đường và muối. Các loại thức ăn được khuyến khích là rau xanh, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, thịt gia cầm bỏ da, cá và đạm nạc [1] hoặc kết hợp sử dụng sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt cho người mắc đái tháo đường. Những sản phẩm được thiết kế khoa học với hệ bột đường tiên tiến được tiêu hóa từ từ, có chỉ số đường huyết thấp, được bổ sung myo-inositol cùng công thức dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ giúp kiểm soát tốt đường huyết và bổ sung các dưỡng chất giúp cơ thể khỏe mạnh.

● Tập luyện thể dục hợp lý

Đặt mục tiêu cho cuộc sống năng động hơn. Cố gắng tập thể dục ít nhất 20 – 30 phút trong ít nhất 5 ngày trong tuần [1]. Bạn có thể lựa chọn bất kỳ loại hoạt động thể lực phù hợp với sở thích và khả năng vận động của bản thân. Đừng ngần ngại hỏi ý kiến các chuyên gia y tế để có kế hoạch tập luyện phù hợp nhất với bản thân.

Việc không sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường đều đặn và đúng cách có thể gây ra các hậu quả nặng nề với những biến chứng trên các cơ quan tối quan trọng như tim, não, thận và mắt. Hãy lưu ý theo dõi, tuân thủ đúng chế độ điều trị của bạn theo hướng dẫn của các nhân viên y tế và kết hợp chế độ dinh dưỡng cân bằng cùng tập luyện phù hợp để quản lý đái tháo đường tốt hơn.

*Đây là các thông tin tổng quan. Người đọc và người áp dụng cần tự đánh giá và điều chỉnh phù hợp. Luôn tham vấn và tuân thủ các hướng dẫn của chuyên gia y tế để có chế độ tập luyện và ăn uống phù hợp với sức khỏe và tình trạng bệnh lý.

Nguồn tham khảo:
1. American Diabetes Association; Standards of Medical Care in Diabetes—2022 Abridged for Primary Care Providers. Clin Diabetes 1 January 2022; 40 (1): 10–38. Site: https://diabetesjournals.org/clinical/article/40/1/10/139035/Standards-of-Medical-Care-in-Diabetes-2022
2. News24. Why you should keep taking your diabetes medication. Site: https://www.news24.com/health24/medical/diabetes/living-with-diabetes/why-you-should-keep-taking-your-diabetes-medication-20150112
3. NHS. Understanding medicine – Type 2 diabetes. Site: https://www.nhs.uk/conditions/type-2-diabetes/understanding-medication/


GLU-C-308-22

 Gợi ý sản phẩm​

Bài viết liên quan