CẨM NANG CHĂM SÓC BÉ SINH MỔ CHO MẸ GEN Z

CẨM NANG CHĂM SÓC BÉ SINH MỔ CHO MẸ GEN Z
CẨM NANG CHĂM SÓC BÉ SINH MỔ CHO MẸ GEN Z
CẨM NANG CHĂM SÓC BÉ SINH MỔ CHO MẸ GEN Z

Nuôi dưỡng và chăm sóc bé yêu là một hành trình hạnh phúc nhưng đồng thời cũng đòi hỏi kiến thức, sự chu đáo, tận tâm… của các bậc cha mẹ. Nếu bạn cần phải sinh mổ, việc chăm sóc bé sau sinh càng cần được quan tâm đặc biệt vì trẻ sinh mổ sẽ có nguy cơ miễn dịch kém và dễ mắc các bệnh hơn so với trẻ sinh thường [1].

Đối với các mẹ gen Z lần đầu được “lên chức”, việc tìm hiểu các kiến thức để chăm sóc bé sau sinh mổ không chỉ giúp quá trình nuôi dưỡng bé đỡ vất vả, mà còn tạo điều kiện thuận lợi giúp bé phát triển tốt hơn trong những năm tháng đầu đời. Sau đây là những điểm quan trọng bố mẹ nên chú ý trong quá trình chăm sóc bé sau sinh mổ.

Trẻ sinh mổ có những “nhu cầu” đặc biệt mẹ cần thấu hiểu!

Trẻ sinh mổ có nguy cơ gặp phải các vấn đề về hệ miễn dịch, hô hấp hay tiêu hoá. Mẹ hãy chú ý các vấn đề sau:

Đối với hệ miễn dịch

Từ lâu, mối liên hệ chặt chẽ giữa sức khỏe hệ tiêu hoá và hệ miễn dịch đã được các nghiên cứu chứng minh. Theo nghiên cứu, đường ruột của người trưởng thành chứa khoảng 100 nghìn tỷ vi khuẩn. Vì vậy, đây trở thành nơi tương tác giữa vi khuẩn và cơ quan miễn dịch, giúp điều hoà miễn dịch của cơ thể [2].

Khác với trẻ sinh thường, sinh mổ khiến trẻ bỏ lỡ việc tiếp xúc với các lợi khuẩn có trong âm đạo của mẹ. Thay vào đó, hại khuẩn từ bệnh viện, phòng sinh sẽ chiếm ưu thế hơn ở trẻ sinh mổ [3]. Điều này sẽ khiến trẻ sinh mổ có nguy cơ bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột và gây ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ miễn dịch. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy trẻ sinh mổ cũng có nguy cơ miễn dịch kém hơn 1,5 lần so với trẻ sinh thường và nguy cơ này có thể kéo dài cho đến khi bé 5 tuổi [4]. Ngoài ra, theo một nghiên cứu được thực hiện trên 9000 trẻ vào năm 2005, trẻ sinh mổ có nguy cơ cao mắc dị ứng xoang mũi, dị ứng thực phẩm, chàm da... [5].

Cả bé trai và bé gái sau sinh mổ đều có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, viêm khớp, bệnh Celiac và bệnh viêm ruột cao hơn đáng kể so với trẻ sinh thường. Thậm chí, một số đứa trẻ được theo dõi đến khi 40 tuổi thì nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm này vẫn còn cao. [6]

Đối với hệ hô hấp

Sinh mổ khiến trẻ có nguy cơ mắc các vấn đề hô hấp cao hơn. Tỷ lệ trẻ sinh mổ bị khò khè chiếm tỷ lệ cao hơn trẻ sinh thường. Khả năng trẻ sinh mổ mắc hen suyễn và nhiễm trùng đường hô hấp tái đi tái lại cũng cao hơn các trẻ [7]. Theo các nghiên cứu khoa học, nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề này có thể do:

● Miễn dịch của trẻ sinh mổ có khả năng yếu hơn. Bởi đường ruột của trẻ không nhận được sự cư trú và bảo vệ của hệ vi sinh vật từ âm đạo của mẹ như trẻ sinh thường [7].

● Do không phải chịu lực ép khi chui qua ống sinh của mẹ nên dẫn đến tình trạng phổi của trẻ sinh mổ còn sót lại nhiều dịch nhầy. Khi phổi không được làm sạch sẽ khiến trẻ gặp các vấn đề thường gặp như thở khò khè ở những ngày đầu sau sinh [3].

Dù vậy, nếu trẻ sinh mổ được chăm sóc tốt, dinh dưỡng phù hợp giúp tăng cường sức đề kháng, thì bé vẫn có khả năng tránh được những nguy cơ trên.

Đối với hệ tiêu hoá

Điểm khác biệt chính giữa trẻ sinh mổ và trẻ sinh thường đó là hệ vi sinh đường ruột. Ở trẻ sinh thường, các lợi khuẩn được tìm thấy trong đường ruột của bé rất giống với những vi khuẩn được tìm thấy trong âm đạo của mẹ [3]. Điều này chứng tỏ trẻ sinh thường sẽ có cơ hội được tiếp xúc với các lợi khuẩn tại đây và qua đó góp phần hình thành hệ vi sinh đường ruột [8].

Trong khi đó, nghiên cứu cho thấy đường ruột của bé sinh mổ lại thiếu đi các chủng vi khuẩn đường ruột thường được tìm thấy ở trẻ khỏe mạnh và người trưởng thành. Thay vào đó, hại khuẩn thường thấy trong môi trường bệnh viện và phòng mổ lại chiếm “ưu thế”. Chính sự khác biệt về hệ vi sinh đường ruột này khiến bé sinh mổ có nguy cơ mắc phải một số vấn đề về sức khỏe, trong đó có các bệnh lý nhiễm trùng đường tiêu hóa (liên quan đến dạ dày và ruột) … [9].

Một nghiên cứu ở Đức trên 865 trẻ sơ sinh cho thấy trẻ sinh mổ có nguy cơ mắc tiêu chảy cao gấp 2 lần trẻ sinh thường [10]. Ngoài ra, một số báo cáo cũng chỉ ra rằng việc sinh mổ cũng làm tăng 30% nguy cơ mắc viêm dạ dày ruột ở trẻ trên 1 tuổi [11].

Chăm sóc bé sinh mổ đúng cách để con phát triển toàn diện

Chú ý chế độ dinh dưỡng

Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng đối với quá trình hình thành và phát triển hệ miễn dịch. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Một đứa trẻ ra đời, dù bằng cách sinh mổ hay sinh thường cũng nên được cho bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh [12].

Trong sữa mẹ có chứa hàng trăm đến hàng nghìn chất dinh dưỡng có hoạt tính sinh học riêng biệt [13] giúp tăng đề kháng và bảo vệ cơ thể, tiêu biểu như:

HMO (Human Milk Oligosaccharides): Đây là đại dưỡng chất quan trọng, có hàm lượng nhiều thứ 3 trong sữa mẹ [14]. 5 HMOs nổi bật nhất, được tìm thấy nhiều trong sữa mẹ là 2′-FL, 3-FL, 6′-SL, LNT, 3′-SL [15]. Trong đó, 2’-FL HMO còn được chứng minh lâm sàng giúp giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng hô hấp ở trẻ đến 66%, ngăn ngừa mầm bệnh [16,17]. Ngoài ra, HMO cũng giúp thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn Bifidobacteria.[18,19]

Nucleotides: Dưỡng chất quan trọng tham gia vào nhiều hoạt động sống của tế bào và giúp tăng cường các phản ứng miễn dịch [20,21] . Đây là thành phần có thể hỗ trợ tăng sản xuất kháng thể nhiều hơn 86% sau khi tiêm vaccine HIB [22].

Lợi khuẩn: Bifidobacteria hay Lactobacillus là những lợi khuẩn thường được tìm thấy trong sữa mẹ và đường ruột của trẻ dưới 6 tháng tuổi. Những loại vi khuẩn này có thể giúp thúc đẩy phát triển hệ tiêu hoá và miễn dịch ở trẻ [23]. Không những vậy, Bifidobacteria còn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và có thể giúp trẻ giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa [24].

Mẹ nên da kề da với bé sau sinh

Đối với phương pháp này, bé sẽ được đặt lên ngực trần của mẹ ngay sau khi chào đời để được tiếp xúc trực tiếp với da của mẹ. Hoạt động này vừa giúp ổn định thân nhiệt vừa giúp trẻ nhận được một số lợi khuẩn từ da mẹ truyền sang. Qua đó, trẻ được nâng cao sức đề kháng và cải thiện hệ miễn dịch, đặc biệt là với các trẻ sinh mổ [4, 25].

Chủng ngừa cho trẻ đầy đủ theo khuyến cáo

Ngoài việc cho con bú và thực hiện phương pháp da kề da sau sinh, việc tiêm phòng cũng là cách an toàn và hiệu quả giúp trẻ phòng ngừa các căn bệnh nguy hiểm như viêm gan B, sởi, quai bị, thủy đậu… [26] Bên cạnh đó, mẹ cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc cho bé đi tiêm phòng theo lịch tiêm phòng hằng năm, đặc biệt là nếu trẻ bị hen suyễn hoặc có các vấn đề sức khỏe mạn tính khác [27, 28].

Đối với việc chăm sóc bé sau sinh mổ, mẹ cần ưu tiên việc nâng cao sức khỏe đường ruột và tăng cường hệ miễn dịch cho bé, đặc biệt là thông qua chế độ dinh dưỡng. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp các mẹ gen Z có được bí quyết chăm sóc em bé sinh mổ đúng cách, đảm bảo trẻ phát triển khỏe mạnh.

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Trong trường hợp mẹ không thể cho bé bú, mẹ có thể nhờ đến sự hỗ trợ từ các nhân viên y tế để tìm được giải pháp dinh dưỡng phù hợp cho bé.

SIM-C-278-23

* Nguồn tham khảo
1. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26371844/
2. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5788425/
3. https://www.lamaze.org/Giving-Birth-with-Confidence/GBWC-Post/what-to-know-about-babies-born-by-c-section-and-what-you-can-do
4. Sevelsted et al. (2015)
5. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/16297144/
6. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/32210632/
7. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3254156/
8. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3110651/
9. https://www.center4research.org/c-section-birth-health-risks/
10. https://academic.oup.com/jid/article/201/6/898/888520
11. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/12801309/#
12. https://kidshealth.org/en/parents/breast-bottle-feeding.html
13. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3586783/
14. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6629589
15. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC9268401
16. Reverri et al (2018)
17. Rousseaux et al (2021)
18. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7019891/
19. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6164445/
20. Merolla et al (2000)
21. Yau et al (2003)
22. Pickering et al (1998) 
23. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4086764/
25. https://www.unicef.org.uk/babyfriendly/baby-friendly-resources/implementing-standards-resources/skin-to-skin-contact/
26. https://health.clevelandclinic.org/want-boost-childs-immune-system-5-tips/
27. https://www.cdc.gov/asthma/get_your_flushots.htm
28. https://www.rch.org.au/kidsinfo/fact_sheets/Influenza_(flu)_vaccine/

Gợi ý sản phẩm